Có 1 trường hợp duy nhất sẽ được nhận căn cước công dân vô thời hạn.
Theo điều 21 của Luật Căn cước công dân 2014 chỉ rõ, thẻ căn cước công dân (CCCD) phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi thì cần phải đi đổi lại CCCD mới còn căn cước cũ sẽ bị hết hạn. Trong đó, những trường hợp thẻ CCCD được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Ví dụ: Chị B sinh ngày 10/05/1985 đi làm căn cước công dân gắn chip năm 2024 (khi 39 tuổi); thì thẻ căn cước của chị này có giá trị sử dụng đến ngày 10/05/2045 (khi chị đủ 60 tuổi). Nếu như trước đây, Chứng minh nhân dân được quy định có thời hạn sử dụng chỉ trong vòng 15 năm, kể từ ngày cấp mà không phụ thuộc vào độ tuổi của người được cấp (Theo Điều 2 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 170/2007/NĐ-CP).
Có thể thấy, CCCD gắn chip cũng có thời hạn nhất định theo độ tuổi. Nhưng cũng có trường hợp được cấp CCCD không có thời hạn.
Tuy nhiên, nếu trong trường hợp công dân đó đã đủ 60 tuổi, tính đến thời điểm cấp thẻ, thì thời hạn sử dụng thẻ của họ là đến suốt đời, tức được sử dụng cho đến khi người đó mất mà không cần làm thủ tục đổi thẻ bất cứ lần nào nữa, trừ trường hợp thẻ bị mất, hoặc bị hư hỏng…
Cụ thể, khoản 2 Điều 21 của Luật Căn cước công dân quy định, trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Như vậy, những người đi làm CCCD gắn chip khi đủ 58 tuổi cũng được sử dụng thẻ cho đến khi qua đời, mà không cần phải đi đổi thẻ ở mốc đủ 60 tuổi. Bên cạnh đó, những người trên 60 tuổi đang sử dụng căn cước công dân mã vạch thì được tiếp tục sử dụng cho đến khi qua đời, mà không bắt buộc phải đổi sang căn cước công dân gắn chip.
Mời độc giả theo dõi video đang được quan tâm trên Gia đình và Xã hội