Lúc bị cáo bị bắt, trên người có đeo trang sức kim cương gồm bông tai, nhẫn, dây chuyền. Bộ trang sức này bằng kim cương có trọng lượng gần 30 carat. Đó là kỷ vật do mẹ bị cáo tặng nên cho xin lại”.
Sáng 27/9, TAND TP.HCM tiếp tục ngày thứ 7 xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 33 đồng phạm tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị liên quan.
Là người được HĐXX gọi đầu tiên, bị cáo Trương Mỹ Lan cho biết bị thu giữ 3 sổ tiết kiệm mang tên Chu Duyệt Phấn (con gái bị cáo Lan), 1 điện thoại hiệu iPhone, 2 túi xách hiệu Hermes bạch tạng và các túi xách, giày dép sử dụng hàng ngày khác. “Đó là đồ kỷ niệm nên cho bị cáo xin lại dù giá trị không có là bao”, bị cáo Lan nói.
Bị cáo Lan trình bày thêm “Các tài khoản ngân hàng mang tên bị cáo bị phong tỏa thì không xin, cứ để dùng khắc phục hậu quả vụ án, chỉ xin các tài khoản của em trai (Trương Mễ - PV) có mấy chục tỷ trong đó. Số tiền này không liên quan tới vụ án này”.
Bị cáo Lan bổ sung “Lúc bị cáo bị bắt, trên người có đeo trang sức kim cương gồm bông tai, nhẫn, dây chuyền. Bộ trang sức bằng kim cương có trọng lượng gần 30 carat. Đó là kỷ vật do mẹ bị cáo tặng nên cho xin lại”.
Ngoài ra, bị cáo Lan còn xin được hoàn trả máy tính xách tay bị thu giữ tại nhà lúc bị bắt. Bị cáo nói trong máy tính có nhiều hình ảnh kỷ niệm của gia đình thời xa xưa, không liên quan đến vụ án.
Người thứ 2 là bị cáo Ngô Thanh Nhã (cựu Tổng Giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát - em dâu bị cáo Lan) khai báo, bị thu giữ 3 điện thoại di động, trong đó bị cáo xin lại 2 cái điện thoại sử dụng cho gia đình.
Đối với sổ tiết kiệm SCB có 10 tỷ do chồng là Trương Mễ đứng tên, nếu được bị cáo xin lại để dùng khám chữa bệnh. Ngoài ra, bị cáo Nhã còn đề nghị HĐXX xem xét tài khoản SCB khoảng 3 tỷ đồng bị phong tỏa. Theo bị cáo Nhã đó là tiền tích góp, không phải tiền trong vụ án, xin được nhận lại để sau này sinh sống.
Trả lời Chủ toạ, bị cáo Kwok Hakman Oliver (cựu Tổng Giám đốc Công ty An Đông) trình bày, bị thu giữ điện thoại, hộ chiếu và các tài khoản ngân hàng khoảng 3 tỷ đồng. Theo Oliver đó là tiền lương tiết kiệm tích góp trong 10 năm, không phải tiền liên quan vụ án nên xin lại để trang trải tuổi già.
Bị cáo Trương Huệ Vân (cựu Tổng Giám đốc Công ty WMC – cháu gái bị cáo Lan) xin HĐXX xem xét cho nhận lại điện thoại và laptop, vì có lưu giữ nhiều hình ảnh cá nhân và gia đình. Còn việc bị phong toả tài khoản ngân hàng bị cáo không nhớ bao nhiêu, nhờ luật sư rà soát, nếu được thì xin lại.
Bị cáo Trịnh Quang Công (cựu Tổng Giám đốc Công ty Acumen) xin HĐXX xem xét xin nhận lại điện thoại, giấy tờ cá nhân không liên quan vụ án. Riêng việc bị phong tỏa tài khoản ngân hàng gồm 6 tài khoản hơn 7 tỷ đồng, có nguồn gốc thu nhập tích lũy của gia đình xin được xem xét.
"Bị cáo xin nhận lại số tiền trên để vợ con bị cáo sinh sống. Hiện tại vợ bị cáo đang thất nghiệp, nuôi con nhỏ 3 tuổi, cuộc sống rất khó khăn. Đồng thời xin HĐXX xem xét mở ngăn chặn giao dịch bất động sản ở TP.HCM và Đồng Nai cho bị cáo. Đây là tài sản cá nhân, không liên quan đến công ty”, bị cáo Công trình bày.
Tổng số tiền đã thu giữ trong vụ án hơn 408 tỷ đồng. Trong đó, cơ quan điều tra đã phong tỏa 79 tài khoản của các bị cáo với tổng số tiền 92 tỷ đồng đồng và 5.799,48 USD; ngăn chặn giao dịch 205 tài khoản thanh toán, sổ tiết kiệm, tài khoản chứng khoán TVSI của các bị cáo, người liên quan và các pháp nhân liên quan với tổng số tiền hơn 824 tỷ đồng và 261.914,93 USD.
Kê biên tài sản, ngăn chặn giao dịch đối với cổ phần, phần vốn góp liên quan đến bị cáo Trương Mỹ Lan, các bị cáo và cá nhân khác tại 9 công ty liên quan; kê biên nhiều bất động sản liên quan…
Đối với 5 bị cáo truy nã làĐinh Văn Thành, Nguyễn Thị Thu Sương, Chiêm Minh Dũng, Trầm Thích Tồn và Nguyễn Lâm Anh Vũ: Theocáo trạng đã ngăn chặn giao dịch tài khoản gồm101triệuđồng, ngăn chặn giao dịch 31 bất động sản…