Việc điều chỉnh nhiệt độ thích hợp không chỉ giúp bảo quản thực phẩm tươi lâu mà còn giảm lượng điện năng tiêu thụ.
Tủ lạnh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo quản thực phẩm, đặc biệt là vào mùa hè nóng bức. Tuy nhiên, nhiều người dùng vẫn chưa thực sự chú ý đến việc điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh sao cho phù hợp. Việc thiết lập nhiệt độ không chính xác không chỉ khiến thiết bị hoạt động kém hiệu quả mà còn tiêu tốn nhiều điện năng hơn.
Nhìn chung, các loại tủ lạnh hiện nay chia các thang nhiệt từ 0 - 7, bạn có thể nhìn thấy ở nút điều chỉnh nhiệt độ. Mỗi con số tương ứng với một mức nhiệt độ khác nhau. Trong đó, mức 0 đồng nghĩa với việc tủ lạnh sẽ ngừng hoạt động. Mức 1 là mức làm lạnh yếu nhất, và mức 7 là mức làm lạnh mạnh nhất.
Nhiều người dùng thường lầm tưởng rằng, để tủ lạnh ở mức nhiệt độ cao nhất (mức 6 hoặc 7) vào mùa hè sẽ giúp bảo quản thực phẩm tốt hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, điều này khiến máy nén của tủ lạnh phải hoạt động liên tục với công suất lớn, dẫn đến tiêu hao nhiều điện năng và giảm tuổi thọ của thiết bị.
Để sử dụng tủ lạnh hiệu quả, tiết kiệm điện, bạn hãy tham khảo một số mẹo sau đây:
Nhiều tủ lạnh hiện nay được trang bị màn hình hiển thị nhiệt độ kỹ thuật số, có thể điều chỉnh theo điều kiện cụ thể. Trong thực tế, chúng ta cũng có thể tự tay điều chỉnh để chính xác hơn.
Vào mùa hè, bạn nên để tủ lạnh ở mức 2 đến 4, vừa đảm bảo nhiệt độ bên trong ổn định, vừa tiết kiệm điện. Ngăn đông nên được cài nhiệt độ thấp dưới -18°C để thực phẩm có thể được đông lạnh nhanh chóng và bảo quản được lâu hơn.
Vào mùa đông, nhiệt độ môi trường giảm xuống, bạn có thể điều chỉnh nhiệt độ cao hơn một chút, không những có thể bảo quản đồ tươi ngon của thực phẩm mà còn tiết kiệm được một ít điện năng.
Khi thời tiết thay đổi, hoặc lượng đồ dự trữ trong tủ lạnh quá nhiều hoặc quá ít, hoặc khi mua đồ mới về cho vào, bạn cũng phải tính đến việc điều chỉnh nhiệt độ.
Tủ lạnh là thiết bị phải hoạt động liên tục. Do đó, chúng ta cũng cần thường xuyên vệ sinh và bảo trì nó. Đặc biệt, việc rã đông là quan trọng nhất. Ngăn đông của những chiếc tủ lạnh cũ thường bị phủ một lớp đá dày.
Lớp đá này không chỉ chiếm không gian mà còn cản trở luồng khí lạnh lưu thông. Hiệu suất làm lạnh của tủ lạnh cũng sẽ giảm. Vì vậy, chúng ta phải rã đông và vệ sinh ít nhất nửa năm một lần.
Bên cạnh đó, bạn đừng bỏ qua dàn ngưng và máy nén. Nếu bụi tích tụ quá nhiều thì khả năng tản nhiệt sẽ không tốt, đương nhiên sẽ tiêu tốn rất nhiều điện. Bạn có thể lấy máy hút bụi hoặc bàn chải lông mềm ra và quét. Đồng thời, bạn hãy vệ sinh gioăng cửa tủ lạnh. Nếu đệm cửa bị bẩn hoặc bị lỏng theo thời gian, hiệu quả bịt kín sẽ bị ảnh hưởng.
Hạn chế mở cửa tủ khi không cần thiết Tủ lạnh giống như một thùng đá lớn. Vì vậy, mỗi khi bạn mở cửa tủ, nhiệt bên trong sẽ thoát ra ngoài, hơi nóng từ bên ngoài cũng ùa vào. Trong khi đó, thiết bị phải được giữ ở nhiệt độ nhất định mới hoạt động được hiệu quả và tiết kiệm.
Hãy đóng mở cửa khi thực sự cần thiết, đồng thời không nên mở cửa quá lâu. Đây cũng là một mẹo quan trọng để tiết kiệm năng lượng.
Một mẹo nhỏ khác đó là phân loại thực phẩm thành từng loại và đặt lại đúng vị trí sau khi sử dụng, để khi cần bạn có thể tìm thấy nhanh chóng mà không cần phải lục lọi lâu.
Cách sắp xếp đồ đạc trong tủ lạnh liên quan trực tiếp đến hiệu quả làm lạnh của tủ lạnh. Vì vậy muốn tiết kiệm điện bạn phải sắp xếp đồ ăn sao cho không khí lạnh có thể tới đều các ngóc ngách.
Thực phẩm như rau và trái cây thích hợp nhất để bảo quản trong ngăn kéo giữ ẩm đặc biệt, nơi có độ ẩm vừa phải để giúp chúng giữ được độ tươi ngon. Còn thịt, hải sản phải xếp ở tầng dưới cùng để tránh gây ô nhiễm chéo. Việc phân loại như vậy không chỉ giúp thực phẩm tươi lâu hơn mà còn giúp điều hòa không khí lan tỏa đều đến mọi ngóc ngách.