Ngừng tim (ngừng tuần hoàn) nếu không được cấp cứu kịp thời, tỷ lệ tử vong lên tới 90% hoặc để lại di chứng nặng nề như tổn thương não vĩnh viễn.
Mấy ngày qua, những thông tin và clip nữ điều dưỡng Trung tâm Cấp cứu A9, BV Bạch Mai kịp thời cấp cứu, cứu sống du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng được lưu truyền khiến nhiều người cảm phục.
Được biết, ông Narinder Jean (quốc tịch Ấn Độ) đi du lịch cùng vợ tại Đà Nẵng, có tiền sử bệnh lý mạch vành, đã từng phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành, 2 ngày nay bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa. Khi đang ăn tối cùng vợ thì xuất hiện ngừng tim (ngừng tuần hoàn) và được cấp cứu kịp thời.
Theo lời kể của nhân viên một nhà hàng ở quận Sơn Trà, Đà Nẵng, vào lúc 20h, ngày 24/3, trong khi đang ăn cùng với vợ tại một nhà hàng, ông xuất hiện choáng, đi lại loạng choạng, ngã quỵ, mất ý thức và vệ sinh không tự chủ.
May mắn lúc đó, điều dưỡng Đặng Thị Hạ - nhân viên của Trung tâm Cấp cứu A9, BV Bạch Mai đang ngồi ăn ở bàn bên cạnh đã nhanh chóng kiểm tra mạch cảnh, tri hô nhân viên nhà hàng gọi cấp cứu 115 hỗ trợ, đồng thời tiến hành cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân.
Sau khoảng vài chục lần ép tim ngoài lồng ngực theo chu kỳ, bệnh nhân có ý thức trở lại, ổn định chức năng sống và được xe Cấp cứu 115 Đà Nẵng vận chuyển đến cấp cứu tại một bệnh viện ở địa phương. Hiện tại, sức khoẻ của nam bệnh nhân đã ổn định và trở về nước điều trị.
Theo đại diện lãnh đạo Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân bị ngừng tuần hoàn có thể tử vong nhanh chóng hoặc để lại di chứng nặng nề, đặc biệt là di chứng trên hệ thần kinh trung ương nếu không được sơ cứu ban đầu đúng cách. Do vậy, cấp cứu ngừng tuần hoàn là một cấp cứu "sống còn".
Ngừng tuần hoàn là hiện tượng tim mất chức năng, không co bóp và ngay sau đó dẫn đến các rối loạn hô hấp và ý thức. Ngừng tuần hoàn có thể xảy ra ở bất kỳ đâu, với tiên lượng rất nặng nề, nguy cơ tử vong cao nếu không xử trí kịp thời.
Cấp cứu ngừng tuần hoàn cơ bản hay hồi sinh tim phổi phải được bắt đầu ngay lập tức khi phát hiện bệnh nhân ngừng tuần hoàn. Do khoảng thời gian từ gọi cấp cứu đến khi đội cấp cứu có mặt thường trên 5 phút nên khả năng bệnh nhân được cứu sống hay không khi ngừng tuần hoàn dường như phụ thuộc vào xử trí của cấp cứu tại chỗ.
Bạn có 10 giây để phát hiện một trường hợp ngừng tuần hoàn với 3 dấu hiệu sau đây:
- Đột ngột mất ý thức;
- Ngừng thở hoặc thở ngáp;
- Không có dấu hiệu mạch lớn đập (mạch cảnh ở cổ và mạch bẹn).
Đôi khi có thể có các một số dấu hiệu báo trước khi ngừng tuần hoàn đột ngột, đây chính là các triệu chứng của bệnh lý nguyên nhân bao gồm: Đau tức ngực, khó thở, mệt thỉu, hồi hộp, đánh trống ngực, xanh lướt…
Nhưng ngừng tuần hoàn đột ngột có thể xảy ra mà không có bất kỳ dấu hiệu báo trước nào.
Trong y học, thuật ngữ cấp cứu ngừng tuần hoàn còn có những tên gọi khác như cấp cứu ngưng tim ngưng thở, hồi sinh chết lâm sàng, hồi sức tim phổi, hồi sức tim-phổi-não..
Mục đích cao nhất của cấp cứu ngừng tuần hoàn đó là duy trì nhịp thở, duy trì quá trình vận hành của nhịp tim, ngăn ngừa nguy cơ não ngừng hoạt động với biến chứng gây tổn thương các cơ quan khác trong cơ thể. Chính vì thế, nguyên tắc cấp cứu ngừng tuần hoàn cần diễn ra nhanh chóng và đúng cách.
Với những trường hợp người bệnh bị tắc nghẽn đường thở do dịch tiết, mắc dị vật hay tụt lưỡi… thì khai thông đường thở là bước đầu tiên cần thực hiện. Tùy từng trường hợp mà bạn có thể áp dụng các biện pháp phù hợp.
Hai phương pháp thổi ngạt cho người bệnh bao gồm thổi miệng - mũi và thổi miệng - miệng, trong đó phương pháp thổi miệng - miệng được sử dụng phổ biến hơn. Quá trình thực hiện cần khẩn trương và đúng kỹ thuật.
Để đạt được hiệu quả cao nhất, bạn cần tiến hành kết hợp xen kẽ 2 phương pháp ép tim và thổi ngạt. Thông thường, một chu kỳ hồi sinh tim phổi được tính bằng 30 lần ép tim kèm 2 lần thổi ngạt. Điều quan trọng nhất giúp đạt được hiệu quả là bạn cần thực hiện đúng kỹ thuật.
Ngoài ra, người bệnh ngừng tuần hoàn có thể được cấp cứu bằng phương pháp nâng cao như tiêm thuốc kích thích thụ thể adrenergic giúp hồi phục nhịp tim hoặc phá rung bằng sốc điện với dòng điện có hiệu điện thế thấp, cường độ lớn nhằm khôi phục khả năng của hệ thần kinh tim.
Một số dấu hiệu cho thấy kỹ thuật cấp cứu ngừng tuần hoàn đã đạt được hiệu quả bao gồm môi người bệnh ấm và hồng trở lại, đồng tử co, trong trường hợp thiếu oxy não chưa lâu thì người bệnh lúc này vẫn còn khả năng hồi phục. Bên cạnh đó, một số dấu hiệu cho thấy sự sống có thể kể đến như nhịp thở, nhịp tim, hồi phục ý thức trở lại…
Ngừng tuần hoàn đột ngột thường liên quan đến bệnh lý tim mạch, phổi, thần kinh, tai nạn, ngộ độc…vì vậy phải kiểm soát các yếu tố nguy cơ, khống chế tốt các bệnh nền, khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện một số bất thường tiềm tàng…
- Kiểm soát các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành, đột quỵ bao gồm: Bỏ hút thuốc lá; điều trị tăng huyết áp (cơ bản quanh 120/80 mmHg), rối loạn lipid máu (Ví dụ: LDL – cholesterol < 3,4="" mmol/l);="" kiểm="" soát="" cân="" nặng="" (béo="" phì="" khi="" bmi="" ³30);="" kiểm="" soát="" tốt="" đường="" huyết="" và="" hba1c="" ở="" người="" đái="" tháo="" đường;="" tăng="" cường="" vận="">
- Các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ ngừng tuần hoàn đột ngột bao gồm: Sử dụng ma túy hoặc các chất gây nghiện như cocaine hoặc amphetamine; bệnh thận mạn tính; hội chứng ngừng thở khi ngủ ở người ngủ ngáy, béo phì gặp nhiều hơn.