Luật sư của bạn

Từ vụ nuôi 79 con chó gây ô nhiễm: Chó mèo gây ô nhiễm môi trường bị xử phạt như thế nào?

Th 26/04/2024 17:32

Cho tôi hỏi, khi nuôi chó mèo nếu chúng gây ô nhiễm môi trường người chủ sẽ bị xử phạt như thế nào? - Anh An (Hà Nội)

Chó, mèo gây ô nhiễm môi trường bị xử phạt như thế nào?

Chó, mèo gây ô nhiễm môi trường bị xử phạt như thế nào? (Hình từ internet)

1. Đảm bảo vệ sinh môi trường khi nuôi chó mèo

Căn cứ Điều 66 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về quản lý chó mèo như sau:

- Thực hiện tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo theo quy định của pháp luật về thú y;

- Khi nghi ngờ chó, mèo có triệu chứng bệnh dại phải báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cán bộ chăn nuôi, thú y cơ sở và thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật về thú y;

- Có biện pháp bảo đảm an toàn cho người và vật nuôi khác, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y;

- Trường hợp chó, mèo tấn công, gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, căn cứ điểm b khoản 1 Điều 60 Luật Bảo vệ môi trường 2020, quy định trách nhiệm của hộ gia đình là giảm thiểu, xử lý và xả nước thải sinh hoạt đúng nơi quy định; không để vật nuôi gây mất vệ sinh trong khu dân cư;

2. Xử phạt chủ khi chó mèo gây ô nhiễm môi trường như thế nào?

Về cơ bản, chó, mèo thường gây ô nhiễm môi trường bằng mùi hôi từ việc phóng uế bừa bãi hoặc ô nhiễm tiếng ồn khi chúng sủa vô điều kiện. Từ những hành vi đó, ta căn cứ vào những quy định sau:

Căn cứ Điều 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.

- Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Không nhường đường theo quy định, không báo hiệu bằng tay khi chuyển hướng;

+ Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;

+ Không đủ dụng cụ đựng chất thải của súc vật hoặc không dọn sạch chất thải của súc vật thải ra đường, hè phố;

+ Điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới;

+ Để súc vật đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện đang tham gia giao thông;

+ Đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên;

+ Để súc vật kéo xe mà không có người điều khiển;

+ Điều khiển xe không có báo hiệu theo quy định.

- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

+ Dắt súc vật chạy theo khi đang điều khiển hoặc ngồi trên phương tiện giao thông đường bộ;

+ Xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định.

- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo đi vào đường cao tốc trái quy định.

Ngoài ra, căn cứ Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm bảo đảm sự yên tĩnh chung.

- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;

+ Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà điều dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung;

+ Bán hàng ăn uống, giải khát quá giờ quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền.

- Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 171/2013/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, để khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường, người dân xung quanh có quyền khiếu nại tố cáo về môi trường theo quy định Điều 164 Luật Bảo vệ môi trường 2020:

- Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại về hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

- Cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường với cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố cáo.

Như vậy, chó, mèo gây ô nhiễm môi trường thì người chủ hoàn toàn có thể bị phạt hành chính như đã đề cập trên.

Nguyễn Minh Khôi

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Từ vụ nuôi 79 con chó gây ô nhiễm: Chó mèo gây ô nhiễm môi trường bị xử phạt như thế nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO