Tường hợp người đã từng bị tạm giữ điều tra có được thi công chức không là câu hỏi mà nhiều người đặt ra.
Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức 2008 số 22/2008/QH12 sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019 số 52/2019/QH14, những người thuộc một trong những đối tượng sau không được đăng ký dự tuyển công chức, gồm:
Như vậy, để trả lời cho câu hỏi từng bị tạm giữ điều tra có được thi công chức hay không thì cần xét 04 trường hợp sau:Trường hợp 1: Từng bị tạm giữ nhưng không đủ căn cứ khởi tố nên được trả tự doTrong thời gian tạm giữ, trường hợp không đủ căn cứ để khởi tố, người bị tạm giữ sẽ được trả tự do. Tuy nhiên, trong thời gian bị tạm giữ ấy, người bị tạm giữ sẽ không được quyền dự thi công chức.Thời hạn tạm giữ: Không quá 03 ngày kể từ ngày cơ quan điều tra tiếp nhận hoặc áp giải người bị bắt, người bị giữ về trụ sở hoặc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự đầu thú, tự thú (Điều 118 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 số 101/2015/QH13).
Trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể gia hạn, tuy nhiên cũng không đọc quá 03 ngày. Trường hợp đặc biệt thì thời hạn tạm giữ có thể gia hạn lần thứ 02 nhưng không quá 03 ngày.
Như vậy, trong thời hạn nhiều nhất là 09 ngày tạm giữ này, người bị tạm giữ sẽ không được quyền thi công chức.
Tuy nhiên, sau khoảng thời gian bị tạm giữ, nếu xét thấy không đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự và được trả tự do thì người đó hoàn toàn có thể đăng ký thi công chức như bình thường.
Trường hợp 2: Từng bị tạm giữ và khởi tốKhi có căn cứ khởi tố bị can, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành khởi tố. Trong thời gian bị khởi tố, người này sẽ không được quyền dự tuyển thi công chức.
Trường hợp 3: Từng bị tạm giữ, khởi tố và phải chấp hành án phạt tù mà chưa được xóa án tích. Trường hợp này thuộc một trong 03 đối tượng được quy định không được thi công chức tại điểm c khoản 2 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức 2008.
Theo đó, người từng bị tạm giữ, khởi tố và phải chấp hành án phạt tù, đã ra tù nhưng chưa được xóa án tích thì trong thời gian chưa được xóa án tích, người đó không được quyền dự thi công chức.
Trường hợp 4: Từng bị tạm giữ và bị buộc chấp hành án phạt tù nhưng đã chấp hành xong bản án và được xóa án tích.
Cũng theo quy định tại Điều 36 Luật Cán bộ, công chức 2008, người chưa từng là công chức, sau khi mãn hạn tù muốn đăng ký dự tuyển công chức thì buộc phải chấp hành xong bản án hoặc quyết định về hình sự của Tòa án, đồng thời cũng phải được xóa xong án tích thì mới được quyền đăng ký dự tuyển thi công chức.
Kết luận: Để xét xem người từng bị tạm giữ điều tra có được thi công chức không, cần xét xem người đó thuộc trường hợp nào trong 04 trường hợp trên.
Theo quy định tại tại Điều 24 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, công chức tập sự có hành vi vi phạm đến mức phải xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức thì sẽ bị hủy quyết định tuyển dụng.
Theo đó, trường hợp công chức tập sự bị hủy bỏ quyết định tuyển dụng gồm:
Như vậy: