UBND quận Thanh Xuân vào cuộc sau kiến nghị của cư dân tòa Riverside Garden do VIDEC làm CĐT

22/07/2020 09:27

PLBĐ - Liên quan đến việc cư dân sống tại tòa chung cư Riverside Garden (349 Vũ Tông Phan, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội) bức xúc về việc Chủ đầu tư VIDEC chậm bàn giao quỹ bảo trì cho cư dân và công tác quản lý, vận hành tòa nhà có nhiều bất cập, ngày 09/07/2020 UBND quận Thanh Xuân đã có văn bản chỉ đạo xử lý.

Hoàn thành mọi công tác bàn giao trước trước ngày 15/08

Theo đó, ngày 08/07/2020, tại trụ sở UBND quận Thanh Xuân, ông Đặng Hồng Thái – Phó Chủ tịch UBND quận đã chủ trì buổi làm việc nhằm giải quyết các kiến nghị của Ban quản trị nhà chung cư dự án Riverside Garden tại số 349 Vũ Tông Phan, phường Khương Đình.

Sau khi nghe ý kiến của đại diện Ban quản trị tòa nhà, ý kiến của đại diện Công ty CP Tập đoàn VIDEC và ý kiến của các bên tham gia cuộc họp, Phó chủ tịch UBND quận Thanh Xuân chỉ đạo:

Công ty CP Tập đoàn VIDEC (chủ đầu tư) khẩn trương bàn giao hồ sơ công trình nhà chung cư cho Ban quản trị nhà chung cư theo quy định, thời gian hoàn thành trước ngày 21/07/2020; Chủ trì phối hợp với Ban quản trị phân định phần diện tích chung, riêng của tòa nhà, thời gian hoàn thành trước ngày 31/07/2020; Tổ chức chuyển kinh phí bảo trì thuộc diện phải chuyển giao theo quy định của pháp luật cho Ban quản trị nhà chung cư quản lý, thời gian hoàn thành trước ngày 15/08/2020.

vvd
Văn bản chỉ đạo của UBND quận Thanh Xuân.

UBND phường Khương Đình phối hợp với Chủ đầu tư dự án, các đơn vị liên quan đảm bảo an ninh trật tự các tòa nhà chung cư; Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nội dung đã thống nhất tại cuộc họp.

Phòng quản lý đô thị quận phối hợp với UBND phường Khương Đình chủ động nắm bắt kết quả thực hiện của các đơn vị, tổng hợp báo cáo UBND quận; Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, kiểm tra công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư theo kế hoạch hàng năm của UBND quận.

Chủ đầu tư nói gì?

Trước đó, Pháp luật và Bạn đọc đã có bài “Sống khổ ở Riverside Garden của CĐT VIDEC: Căn hộ cao cấp nhưng chất lượng dịch vụ rẻ tiền” phản ánh về việc phí gửi xe đắt nhưng lại liên tục có dấu hiệu bị phá hoại, vệ sinh nhếch nhác, bẩn thỉu, an ninh không đảm bảo, tầng hầm ngột ngạt, hệ thống camera thiếu, chủ đầu tư chậm bàn giao quỹ bảo trì...

Trao đổi với Phóng viên, ông Lê Xuân Sơn - đại diện Công ty CP Tập đoàn VIDEC cho biết:  Việc camera tòa nhà trong hợp đồng và mục tiêu CĐT đã lên kế hoạch rồi. Nếu dân có ý kiến thì bất cứ thời điểm nào Ban quản trị muốn đầu tư lắp, xin ý kiến của cư dân rồi lắp, tài chính Ban quản trị dùng từ nguồn đóng góp của dân hoặc lấy từ phí bảo trì là do Ban quản trị. Giờ lắp camera rất khó vì nó liên quan đến hồ sơ thẩm duyệt và hệ thống đường truyền của tòa nhà.

Riêng vấn đề cài đặt lại chế độ quạt thông gió khiến tầng hầm ngột ngạt (theo thiết kế được phê duyệt của các cơ quan chức năng nếu tầng hầm đạt mức 25ppm khí CO thì quạt thông gió tự bật nhưng kiểm tra hiện trạng đã thay đổi cài đặt lên mức 80mmp CO quạt mới chạy), ông Sơn giải thích "do nhà thầu họ đặt nồng độ khí ở dưới bị cao, đến khi có phản ánh của cư dân chúng tôi đã gọi nhà thầu sang để đặt lại”.

vdec1
Sơ đồ quạt thông gió của tòa nhà Riverside Garnden được duyệt.

Thông thường, khi tòa nhà mới xây xong, CĐT sẽ chỉ định một đơn vị để quản lý vận hành. Sau khi cư dân về ở hết sẽ thành lập Ban quản trị, lúc đó Ban quản trị được quyền ký lại với đơn vị quản lý vận hành cũ hoặc thay đơn vị quản lý vận hành mới. Tuy nhiên, sau 2 năm tòa nhà Riveside Garden đi vào hoạt động, đến nay Ban quản trị muốn thay đơn vị quản lý vận hành khác nhưng không làm được do CĐT chưa bàn giao hồ sơ pháp lý, hồ sơ kỹ thuật, hồ sơ kiểm đếm trang thiết bị, quỹ bảo trì, diện tích chung riêng... Hiện tại Ban quản lý vẫn là đơn vị con của CĐT.

Trả lời câu hỏi của PV về các văn bản giấy tờ liên quan đến việc công khai chi tiêu tiền gửi kinh phí bảo trì trong suốt 2 năm qua thì ông Sơn từ chối cung cấp.

Pháp luật và Bạn đọc sẽ tiếp tục thông tin!

Theo điểm a khoản 1 Điều 108 Luật nhà ở 2014, cả người mua và chủ đầu tư đều có nghĩa vụ đóng phí bảo trì ( cụ thể là người mua nhà sẽ phải đóng 2% giá trị căn hộ khi nhận bàn giao nhà và chủ đầu tư sẽ phải đóng 2% giá trị căn hộ, phần diện tích mà chủ đầu tư giữ lại không bán hoặc chưa bán tính đến thời điểm bàn giao đưa nhà chung cư vào sử dụng). Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày thu phí bảo trì, chủ đầu tư có trách nhiệm gửi kinh phí này vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm mở tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để quản lý và phải thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà chung cư biết. Sau khi BQT nhà chung cư được thành lập và có văn bản yêu cầu bàn giao phí bảo trì thì chủ đầu tư phải bàn giao toàn bộ phí bảo trì theo hồ sơ quyết toán số liệu đã thống nhất. Sau khi bàn giao kinh phí bảo trì cho BQT, chủ đầu tư phải gửi văn bản báo cáo Sở Xây dựng nơi có nhà chung cư để theo dõi.

Liên quan đến chế tài xử phạt tại  điểm b Khoản 7 Điều 66 NĐ 139 đã quy định chủ đầu tư sẽ bị phạt tiền từ 100 triệu đến 150 triệu đồng do không bàn giao, chậm bàn giao, bàn giao không đầy đủ hoặc bàn giao không đúng đối tượng nhận phí bảo trì.

Trường hợp trong vòng 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của UBND tỉnh mà chủ đầu tư vẫn không bàn giao phí bảo trì thì UBND cấp tỉnh khi đó sẽ ban hành quyết định cưỡng chế. Việc cưỡng chế bàn giao quỹ bảo trì được thực hiện trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định cưỡng chế.

Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện cưỡng chế bàn giao kinh phí bảo trì, nếu phát hiện chủ đầu tư có hành vi vi phạm pháp luật hình sự.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
UBND quận Thanh Xuân vào cuộc sau kiến nghị của cư dân tòa Riverside Garden do VIDEC làm CĐT
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO