Ung thư đại trực tràng là một trong những loại ung thư phổ biến nhất và có tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, ung thư đại trực tràng cũng có thể điều trị và chữa khỏi tới hơn 90% nếu được phát hiện và điều trị sớm.
Chính vì vậy, việc tầm soát sớm để phát hiện ra bệnh là vô cùng quan trọng.
Nguyên nhân chính của bệnh ung thư đại trực tràng chưa xác định được, tuy nhiên, có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ của bệnh này, bao gồm: Lớn tuổi, nam giới, chế độ ăn nhiều mỡ và thịt, ít chất xơ, béo phì, hút thuốc lá, polyp đại tràng , viêm loét đại tràng xuất huyết hay bệnh Crohn, tiền căn gia đình có người ung thư đại trực tràng.
Bệnh ung thư đại trực tràng ở giai đoạn đầu có thể hoàn toàn không có triệu chứng. Sau khi khối u phát triển, có thể nhận thấy một số triệu chứng sau:
Hoạt động ruột thay đổi liên tục (tiêu chảy hoặc táo bón) Trong ruột khó chịu, không thoải mái Trong phân có máu (màu đỏ tươi hoặc sẫm màu).
Nội soi đại trực tràng là xét nghiệm quan trọng nhất khi nghi ngờ có ung thư đại trực tràng. Qua nội soi, bác sĩ có thể biết được tương đối vị trí, kích thước khối u và lấy mẫu sinh thiết để chẩn đoán chắc chắn khối u đó có phải là ung thư hay không.
Ngoài ra, người bệnh cần được thực hiện một số chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm khác như: chụp cắt lớp điện toán (CT Scan), siêu âm bụng, X quang phổi, điện tim, xét nghiệm máu...để giúp chẩn đoán chính xác giai đoạn để tiến hành điều trị.
Ung thư đại trực tràng ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng mơ hồ, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Nhưng nếu bệnh không được phát hiện sớm, cơ hội điều trị của người bệnh sẽ giảm đi. Vì vậy, mọi người cần chủ động tầm soát, khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện ra bệnh, nhất là đối với các đối tượng có nguy cơ.
- Đối tượng có yếu tố nguy cơ cao và có các đặc điểm sau: có ít nhất 3 u tuyến; có ít nhất 1 u tuyến lớn hơn 1cm; có u tuyến nhú hoặc ống nhú; u tuyến có loạn sản độ cao; polyp có răng cưa lớn hơn 1cm.
- Thời gian nội soi lại có thể ngắn hơn nếu chất lượng của cuộc nội soi trước kém hoặc dấu hiệu nguy cơ cao hoặc một số đặc điểm của lần nội soi trước: cắt polyp không hoàn toàn, tình trạng bệnh nhân, tiền sử bệnh tật.
- Nội soi tiếp trong vòng 1 năm nếu bệnh nhân có ít nhất 5 u tuyến.
- Bệnh nhân trước khi phẫu thuật chưa soi hết đại tràng, ví dụ: mổ do tắc ruột thì nên soi lại đại tràng sau 3-6 tháng.
- Nếu bệnh nhân đã soi đại tràng, toàn bộ đại tràng trước phẫu thuật, cần soi lại sau 1 năm: nếu kết quả bình thường nên soi lại sau 3 năm nữa. Nếu kết quả soi lần 2 bình thường thì nên soi lại 5 năm/lần.
- Xét nghiệm định kỳ CEA định kỳ 3-6 tháng/lần trong 2 năm, sau đó mỗi 6 tháng cho tới 5 năm. Chụp CT ngực, bụng và tiêu khung hàng năm trong vòng 5 năm.
- Những người có tiền sử gia đình ung thư đại trực tràng và polyp đại trực tràng cần nội soi đại tràng tầm soát khi 40 tuổi.
- Hội chứng đa polyp tuyến gia đình (FAP): Nội soi đại tràng 1-2 năm/lần bắt đầu từ năm 10 tuổi và liên tục ở những người mang gen đột biến. Cần tầm soát soi dạ dày khi polyp đại tràng xuất hiện hoặc khi 25-30 tuổi.
- Hội chứng Lynch (Ung thư đại trực tràng không đa polyp di truyền).
Tóm lại: Ung thư đại trực tràng là bệnh lý ung thư phổ biến, chiếm tỉ lệ cao ở Việt Nam và trên thế giới, việc tầm soát và phát hiện sớm có vai trò vô cùng quan trọng giúp điều trị hiệu quả và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh từ đó giảm gánh nặng về tâm lí, kinh tế, và xã hội.
Việc tầm soát sớm các bệnh lý ung bướu nói chung và ung thư đại trực tràng nói riêng, giúp bệnh phát hiện tại giai đoạn sớm, mang lại hiệu quả cao trong điều trị.