Ông Nguyễn Phan Đính - chuyên gia hàng đầu về năng lượng tái tạo và là diễn giả hàng đầu tại Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế xanh (GEFE) 2024, chia sẻ góc nhìn quốc tế về cơ hội và thách thức trong quá trình chuyển đổi năng lượng xanh của Việt Nam.
Thưa ông Đính, ông đánh giá như thế nào về tiềm năng và thách thức của Việt Nam trong quá trình chuyển đổi năng lượng xanh?
Hướng tới Net-zero (lượng phát thải ròng bằng 0) là xu thế chung toàn cầu và Việt Nam cũng không nằm ngoài mục tiêu của thời đại. Các báo cáo gần đây cho thấy nếu quyết liệt hành động, Việt Nam hoàn toàn có thể đạt tham vọng giảm phát thải vào năm 2030 và trở thành hình mẫu chuyển đổi năng lượng xanh trong khu vực.
Trên thực tế, còn khá nhiều thách thức trước mắt, đặc biệt là làm thế nào để vừa đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế, vừa phi carbon hóa nền kinh tế, đảm bảo rằng sự phát triển không gây tổn hại đến môi trường. Đây là một bài toán không hề dễ dàng.
Thách thức thì nhiều, nhưng cũng không thiếu tiềm năng ngay trước mắt. Thỏa thuận Đối tác Chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP) ký kết giữa nước ta và các nước G7 đã mang đến sự hỗ trợ rất lớn về tài chính và công nghệ từ cộng đồng quốc tế, tạo lập nền tảng vững chắc để Việt Nam sẵn sàng tăng tốc trong quá trình chuyển đổi năng lượng, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Việt Nam đang phải đáp ứng nhu cầu tăng trưởng nguồn điện bình quân ở mức 10-12%/năm, do sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế - xã hội. Điều này đòi hỏi phải có một hệ thống truyền tải đủ mạnh để phân phối năng lượng từ các khu vực có nguồn cung dồi dào như miền Nam và miền Trung ra các khu vực có nhu cầu lớn như miền Bắc. Dự án Mạch 3 là một bước tiến quan trọng trong việc giải quyết vấn đề này, giúp cân bằng giữa cung và cầu điện trên toàn quốc, từ đó đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Dự án Mạch 3 đường dây 500kV thực sự là một công trình trọng điểm quốc gia và có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã nhấn mạnh rằng đây không chỉ là một dự án mang tính kỹ thuật, mà còn có ý nghĩa chiến lược trong việc bảo đảm an ninh quốc phòng, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội, và nâng cao đời sống của người dân.
Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng gió và mặt trời. Nguồn ảnh: Sưu tầm
Với lợi thế về năng lượng gió và năng lượng mặt trời ông nhắc đến, đâu là những thực hành chuyển đổi năng lượng xanh thành công trên thế giới mà Việt Nam có thể học hỏi?
Việt Nam có thể học hỏi nhiều từ các quốc gia châu Âu - khu vực tiên phong và đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng xanh trên thế giới. Châu Âu đã trải qua một quá trình chuyển đổi năng lượng lâu dài với nhiều thử thách và thành công phát triển các chính sách, công nghệ và mô hình kinh doanh hiệu quả để thúc đẩy năng lượng tái tạo. Mặt khác, Châu Âu cũng là nơi tập trung nhiều công ty hàng đầu thế giới về công nghệ năng lượng tái tạo, lưới điện thông minh và các giải pháp tiết kiệm năng lượng.
Nếu quan tâm về thực hành chuyển đổi năng lượng xanh, các doanh nghiệp nên đăng ký tham gia GEFE 2024, diễn ra vào ngày 21-23/10 tới đây. Là Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh thường niên, GEFE 2024 ghi nhận 13 nhóm gian hàng quốc tế từ EU, Na Uy, Thụy Sĩ, Anh, Hà Lan, Pháp, Ý… và tổng số doanh nghiệp tham gia triển lãm lên đến hơn 200, mở ra cơ hội tiếp cận chuyên gia đầu ngành và những mô hình đã được chứng minh thành công - từ đó đưa ra quyết định phù hợp cho quá trình chuyển đổi. Các phiên thảo luận tập trung vào những dự thảo, chính sách tác động lớn đến chuyển đổi năng lượng như JETP, PDP8 và CBAM sẽ là chìa khoá giúp SMEs điều chỉnh chiến lược phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và không bị tụt lại phía sau.
Ngoài ra, với sự tham gia của hơn 150 diễn giả bao gồm lãnh đạo ngành, chuyên gia, đại diện doanh nghiệp, ở GEFE 2024 nổi bật là những đối thoại B2B (doanh nghiệp và doanh nghiệp), B2G (doanh nghiệp với những đại diện cơ quan chính phủ) để thảo luận thực tiễn về phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nhu cầu cấp thiết về chuyển đổi năng lượng đang làm chậm quá trình chuyển đổi xanh của Việt Nam.
Đây là lần thứ 3 ông tham gia Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh GEFE, từ góc độ của một chuyên gia đã đồng hành cùng sự kiện này nhiều năm, ông có thể chia sẻ những lợi ích thực tiễn mà GEFE năm nay sẽ mang lại cho doanh nghiệp Việt trong quá trình chuyển đổi năng lượng xanh?
Qua ba năm tham dự GEFE, tôi thấy đây là cầu nối công-tư quan trọng, thúc đẩy sự hợp tác và đóng góp thiết thực vào lộ trình xanh của Việt Nam, giúp đất nước xác định rõ hơn bước tiến mới và đạt được những thành tựu đáng kể.
GEFE 2024 sẽ là một cột mốc quan trọng trong quá trình chuyển đổi xanh của Việt Nam. Không chỉ là nơi trưng bày những công nghệ tiên tiến nhất từ châu Âu, GEFE còn là diễn đàn thúc đẩy các cuộc đối thoại sâu rộng về chuyển đổi năng lượng, phát triển bền vững và xây dựng tương lai xanh. Đây là sự kiện kịp thời khi thế giới đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về khí hậu và môi trường.
Đặc biệt, GEFE 2024 sẽ dành sự quan tâm sâu sắc tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) – nhóm đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế nhưng lại đối mặt với nhiều thách thức về vốn và công nghệ trong quá trình chuyển đổi xanh.
Chúng tôi kỳ vọng sẽ không chỉ nâng cao nhận thức của cộng đồng mà còn thu hút thêm nguồn lực quốc tế đầu tư vào các dự án năng lượng sạch tại Việt Nam.
GEFE đã và đang đóng vai trò như một bước đệm quan trọng, giúp Việt Nam có những bước tiến đáng kể trong hành trình hướng tới bền vững. Nguồn ảnh: EuroCham
Đồng chủ trì bởi EuroCham và Bộ Công Thương, Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế xanh (GEFE) 2024 sẽ diễn ra từ ngày 21-23/10/2024 tại TP.HCM. Sự kiện bao gồm 30 phiên hội thảo tập trung vào 10 chủ đề cấp thiết về năng lượng xanh, với sự tham gia của hơn 150 diễn giả từ các cơ quan và tổ chức quốc tế, cùng sự góp mặt lần đầu tiên của Thụy Sĩ và Anh. Sự kiện dự kiến đón chào hơn 8.000 khách mời, 200 gian hàng triển lãm từ doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng 2000 sinh viên tham dự với những sáng kiến bền vững mới nhất. Đăng ký tham gia GEFE 2024 TẠI ĐÂY |