Nhãn hàng nguy hiểm là gì? Pháp luật quy định như thế nào về nhãn hàng nguy hiểm? Xe tải bao nhiêu tấn khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thì phải dán nhãn hàng nguy hiểm?
Để giải đáp nhãn hàng nguy hiểm là gì sẽ căn cứ theo quy định Điều 7 Nghị định 34/2024/NĐ-CP về nhãn hàng, biểu trưng nguy hiểm và báo hiệu nguy hiểm như sau:
Nhãn hàng nguy hiểm có tên gọi theo luật định là nhãn hàng, biểu trưng nguy hiểm và báo hiệu nguy hiểm. Theo đó, việc ghi nhãn hàng hóa nguy hiểm được thực hiện theo quy định của Luật Hóa chất 2007 và quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
- Phía ngoài mỗi bao bì, thùng chứa hàng hóa nguy hiểm có dán biểu trưng nguy hiểm, báo hiệu nguy hiểm ở vị trí dễ quan sát. Kích thước, ký hiệu, màu sắc biểu trưng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Nghị định 34/2024/NĐ-CP.
- Báo hiệu nguy hiểm hình chữ nhật, kích thước và màu sắc theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Nghị định 34/2024/NĐ-CP. Vị trí dán báo hiệu nguy hiểm ở bên dưới biểu trưng nguy hiểm.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
[TIỆN ÍCH] Tra cứu Công việc pháp lý trang PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP |
[TIỆN ÍCH] Mẫu văn bản nâng cao (hướng dẫn ghi & tải về các mẫu đơn) |
Xe tải bao nhiêu tấn khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thì phải dán nhãn hàng nguy hiểm
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Đối với trường hợp xe tải bao nhiêu tấn khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thì phải dán nhãn hàng nguy hiểm sẽ căn cứ theo Điều 10 Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định 03 điều kiện đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm như sau:
(i) Phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của pháp luật. Thiết bị chuyên dùng của phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải bảo đảm tiêu chuẩn quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành.
(ii) Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm. Nếu trên một phương tiện có nhiều loại hàng hóa nguy hiểm khác nhau thì phương tiện phải dán đủ biểu trưng của các loại hàng hóa đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên, phía trước và phía sau của phương tiện đảm bảo dễ quan sát, nhận biết.
(iii) Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, sau khi dỡ hết hàng hóa nguy hiểm nếu không tiếp tục vận tải loại hàng hóa đó thì phải được làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Đơn vị vận tải, người điều khiển phương tiện có trách nhiệm làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện khi không tiếp tục vận chuyển loại hàng hóa nguy hiểm đó.
Như vậy, căn cứ những quy định trên, đối với các phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thì phải dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm mà không phân biệt bao nhiêu tấn.
(i) Người thuê vận tải hoặc người vận tải có trách nhiệm tổ chức huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm hoặc cử các đối tượng được quy định tại khoản (ii) Mục này tham gia khóa huấn luyện của các đơn vị có chức năng huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm, định kỳ 02 năm một lần.
(ii) Hoạt động huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm được tổ chức riêng hoặc kết hợp với hoạt động huấn luyện an toàn khác.
(iii) Người đã được huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm phải được huấn luyện lại trong các trường hợp sau đây:
- Khi có sự thay đổi chủng loại hàng hóa nguy hiểm trong quá trình vận chuyển.
- Khi người đã được huấn luyện thay đổi vị trí làm việc.
- Sau 02 lần kiểm tra người đã được huấn luyện không đạt yêu cầu.
- Khi hết thời hạn 02 năm từ kể từ lần được huấn luyện trước.
(Điều 8 Nghị định 34/2024/NĐ-CP)