Việc thay nước thường xuyên trên bàn thờ cũng như trong các nghi lễ thờ cúng giúp gia chủ duy trì vận khí tốt, mang lại những điều may mắn và tránh khỏi những điều xui xẻo.
Để việc dâng nước cúng trên bàn thờ diễn ra đúng cách và thể hiện đủ sự thành kính, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây:
Nước cúng phải là nước sạch, trong suốt, không có tạp chất. Đây không chỉ là vấn đề vệ sinh mà còn thể hiện sự trang trọng, thành kính của gia chủ đối với các bậc được thờ cúng.
Nếu bạn cúng bằng nước trà, nên dùng loại trà ngon, pha đúng cách bằng loại nước chuẩn sạch.
Khi dâng nước cúng trên bàn thờ, bạn cần chọn loại chén, ly có phong cách phù hợp tính chất thờ tự, thiết kế và kích thước phù hợp với không gian thờ nhà mình.
Nên chọn chén nhỏ, không có hình vẽ hay họa tiết quá phức tạp. Chén phải luôn được giữ sạch sẽ. Tránh sử dụng những chiếc chén đã bị nứt hoặc bị bẩn.
Trên một số bàn thờ lớn, người ta thường sử dụng bình nước cúng, và phải luôn đảm bảo độ sạch sẽ, tinh khiết.
Nước tượng trưng cho hành Thuỷ trên bàn thờ Bàn thờ chuẩn phong thuỷ là bàn thờ được bài trí hài hòa đủ Ngũ hành (Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ). May mắn, thu hút tài lộc Nước là biểu tượng của nguồn sống, là trung tâm tái sinh.
Cho nên kỷ nước đặt trên bàn thờ còn thể hiện sự tụ tài cũng như dòng chảy tài lộc mang đến vượng khí, may mắn cho gia đình. Bởi nước là cội nguồn cho sự sinh sôi nảy nở. Gia chủ dâng nước với sự mong về cầu hạnh phúc, con cháu đề huề, cuộc sống bình an.
Dùng thắp hương cúng Gia tiên hoặc tế thần có thể dùng kỷ 3 chén nước hoặc sử dụng 5 chén nước. Nếu không dùng thì hạ chén xuống, không nên để chén rỗng trên bàn thờ.
Gia chủ có thể chọn loại kỷ nước khum tròn hoặc phân bậc, tuỳ thuộc vào gu thẩm mỹ của gia đình, miễn sao cho đồng bộ với các vật phẩm khác là được.
Khi dâng lễ với bộ 3 chén thì chén ở giữa là rượu, chén thứ 2 là trà khô, chén thứ 3 là nước (hoặc cả 3 đều là nước). Nếu dùng 5 chén thì lần lượt là rượu, trà khô, nước, gạo, muối. Gạo, muối, trà sau khi lễ sẽ vãi đi. Tuy nhiên, chủ yếu ở bộ kỷ 3 chén hoặc 5 chén đều là sử dụng nước.
Không sử dụng ly đã bị nứt vỡ hoặc rạn để trên bàn thờ. Nếu có hiện tượng này cần thay bộ kỷ chén khác mới ngay lập tức. Chỉ nên đồng bộ màu sắc chén, không nên để lẫn màu chẳng hạn hai xanh một vàng...
Nước dùng để dâng lên ban thờ thường là loại tinh khiết, không lẫn tạp chất. Do đó, nước cúng trên bàn thờ hoàn toàn có thể uống được, không kể bất cứ là ban thờ nào, dù là nước đi lễ ở đình – chùa hay chỉ đơn giản là nước cúng trên bàn thờ Phật, bàn thờ gia tiên tại nhà.
Một số trường hợp khi đi lễ đình, đền chùa con người ta thường dâng nước để cúng. Đặc biệt nếu đi chiêm bái được các thầy, sư chùa trì chú, phù phép thì càng nên xin nước đó về để uống bởi loại nước đó gửi gắm năng lượng bình an, công phu tu tập của mình vào trong đó mà tự dưng chai nước đó sẽ có tác dụng.
Đây chỉ đơn giản là một hành động "xin vía", không mang tính mê tín dị đoan. Việc uống nước này sẽ không khiến bạn uống vào khoẻ ngay hoặc uống vào làm ăn phát đạt ngay nhưng nó chứa đựng tấm lòng thuần khiết, thanh tịnh cũng như điềm lành mà bạn có được.
Với nước cúng trên ban thờ gia tiên, ban thờ Phật cũng tương tự như thế. Dù đó là nước gia chủ chủ động dâng lên để xin lộc hoặc nước dâng lên theo đúng lễ nghi thì cũng đều xin để uống được.
Đây được coi là một cách xin lộc, thụ lộc từ tổ tiên, từ Phật, hay thần linh, nó giống với cách các bạn thụ lộc hoa quả, bánh kẹo sau khi thắp hương ngày Rằm, mùng 1 hoặc các dịp lễ quan trọng khác.
*Thông tin trong bài mang tính tham khảo.