Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về việc cấp bản sao văn bản công chứng? Yêu cầu cấp bản sao hợp đồng công chứng có cần phải có cả hai bên trong hợp đồng yêu cầu không?
Về việc yêu cầu cấp bản sao hợp đồng công chứng thì căn cứ Điều 65 Luật Công chứng 2014 quy định về thực hiện cấp bản sao văn bản công chứng được quy định như sau:
(i) Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 64 Luật Công chứng 2014.
(ii) Theo yêu cầu của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch đã được công chứng.
Lưu ý: Việc cấp bản sao văn bản công chứng do tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ bản chính văn bản công chứng đó thực hiện.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên giải đáp đối với yêu cầu cấp bản sao hợp đồng công chứng, văn phòng công chứng cấp bản sao theo yêu cầu của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch. Quy định không yêu cầu phải có đầy đủ các bên tham gia hợp đồng giao dịch yêu cầu cấp bản sao thì mới cấp bản sao được.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
[TIỆN ÍCH] Tra cứu Công việc pháp lý trang PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP |
[TIỆN ÍCH] Mẫu văn bản nâng cao (hướng dẫn ghi & tải về các mẫu đơn) |
Yêu cầu cấp bản sao hợp đồng công chứng có cần phải có cả hai bên trong hợp đồng yêu cầu không (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo Điều 5 Luật Công chứng 2014, quy định về giá trị pháp lý của văn bản công chứng như sau:
- Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
- Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.
- Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
- Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.
Căn cứ Điều 41 Luật Công chứng 2014, quy định về công chứng hợp đồng, giao dịch do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng với những nội dung cụ thể sau đây:
- Người yêu cầu công chứng nộp một bộ hồ sơ theo quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 và khoản 2 Điều 40 Luật Công chứng 2014 và nêu nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch.
- Công chứng viên thực hiện các việc quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 40 Luật Công chứng 2014.
Trường hợp nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì công chứng viên soạn thảo hợp đồng, giao dịch.
- Người yêu cầu công chứng tự đọc dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe. Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định tại gạch đầu dòng đàu tiên Mục này để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.
Điều 43. Thời hạn công chứng - Luật Công chứng 2014 1. Thời hạn công chứng được xác định kể từ ngày thụ lý hồ sơ yêu cầu công chứng đến ngày trả kết quả công chứng. Thời gian xác minh, giám định nội dung liên quan đến hợp đồng, giao dịch, niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, dịch giấy tờ, văn bản không tính vào thời hạn công chứng. 2. Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc. |