Đời sống

4 cách tận dụng smartwatch để theo dõi chỉ số sức khỏe

Đức Anh 27/04/2024 09:24

Từ các thiết bị thông minh như AppleWatch, Garmin cho đến nhẫn theo dõi sức khỏe Oura và dây đeo Whoop thời trang, công nghệ chăm sóc sức khỏe còn nhiều hơn cả việc theo dõi bước chân.

Đồng hồ thông minh đang nhanh chóng trở thành sản phẩm được quan tâm nhất trong ngành công nghệ y tế và chăm sóc sức khỏe. Người đeo được cung cấp hàng loạt chức năng để theo dõi cơ thể, đồng thời có được những lời khuyên khích giúp chúng ta duy trì lối sống lành mạnh.

Hiện tại, chúng ta có thể quan tâm đến các chỉ số sức khỏe khác nhiều hơn, ngoài việc đếm bước chân. Tiến sĩ Davin Lundquist, bác sĩ gia đình và giám đốc y tế tại công ty Augmedix cho biết: "Mỗi khi chúng ta chú ý và nhận thức sâu hơn về sức khỏe, nó sẽ có ảnh hưởng tích cực đến những hành vi thường ngày."

gettyimages-1300705691-b813b8ea70b84a2890e16eefe5258cf6.jpg
Đồng hồ thông minh giúp bạn chủ động hơn trong việc theo dõi sức khỏe. (Nguồn: Getty Images)

Dưới đây là 4 tính năng chăm sóc sức khỏe mà bác sĩ khuyên chúng ta nên theo dõi:

1. Giấc ngủ

Một người trưởng thành không khỏe mạnh có thể được hưởng lợi từ việc theo dõi chất lượng giấc ngủ cơ bản, tiến sĩ Carlos M. Nunez, giám đốc y tế của công ty thiết bị y tế ResMed cho biết.

"Nhiều người dùng không theo dõi thông tin chính xác dẫn đến việc hiểu sai dữ liệu, hoặc tập trung vào một thông tin không quan trọng, thay vì quan sát các xu hướng mà thiết bị theo dõi có thể chỉ ra," Nunez nói.

"Người dùng nên bắt đầu bằng việc theo dõi chu kỳ ngủ - thức dậy để thiết lập một thói quen ngủ ổn định và chất lượng. Một giấc ngủ ngon và sâu có thể cải thiện sự tập trung, tăng năng suất và giúp tâm trạng tích cực hơn."

2. Nhịp tim

Theo dõi nhịp tim có thể giúp bạn có cái nhìn về sức khỏe tim của bạn. Nhịp tim nghỉ càng thấp, trong hầu hết trường hợp, tim càng khỏe mạnh, T.S. Lundquist giải thích.

"Nếu bạn tập thể dục nhiều hơn bằng phương pháp thể dục nhịp tim, dần dần nhịp tim nghỉ của bạn sẽ giảm. Điều này có nghĩa rằng tim của bạn đang trở nên khỏe mạnh hơn," ông nói.

Ngoài ra, theo dõi các chỉ số như nhịp tim có thể giúp cảnh báo bệnh nhân về những vấn đề lớn hơn.

Năm 2018, Apple đã giới thiệu công nghệ điện tâm đồ (ECG) trong chiếc smartwatch để phát hiện về vấn đề tim. Bác sĩ tim mạch Tara Narula nói: "Nhồi máu cơ tim là một vấn đề rất quan trọng. Nó ảnh hưởng đến sức khỏe của hàng triệu người, làm tăng tỷ lệ nhập viện và tỷ lệ tử vong, suy tim. Nó cũng tăng nguy cơ bị đột quỵ lên đến 5 lần."

apple-iphone-watch-ecg-de-screen-03272019_big.jpg.large.jpg
Tính năng ECG giúp chẩn đoán vấn đề về tim mạch trên Apple Watch. (Nguồn: Apple)

"Vấn đề nhồi máu cơ tim có thể không có triệu chứng, vì vậy bạn có thể đi ra đường mà không hề biết mình đang ở trong tình trạng có nguy cơ đột quỵ," B.S. Narula giải thích. Đồng thời, bà lưu ý rằng một thiết bị theo dõi có thể giúp bệnh nhân yên tâm hơn, nhưng cũng có thể gây ra cảnh báo sai: "Những kết quả không chính xác có thể khiến bạn lo lắng, gây áp lực cho các bác sĩ. Chắc chắn sẽ không thể tránh những điểm tiêu cực, nhưng tôi nghĩ rằng những thiết bị thông minh rất có tiềm năng hữu ích trong tương lai."

3. Nhịp thở

T.S. Nunez chia sẻ: "Một số thiết bị cũng có thể cung cấp thông tin về các chỉ số sức khỏe quan trọng khác - chẳng hạn như tốc độ thở, mức độ hoạt động và nhiều hơn nữa. Đối với một số người dùng, dữ liệu cũng có thể chỉ ra cách cơ thể của bạn phản ứng với sự căng thẳng."

Nhịp thở, giá trị đo số lần thở trong một phút, là một chỉ số có thể cảnh báo về các vấn đề về sức khỏe khác. Đó là điều mà Michael Snyder, một giáo sư tại Trường Y Khoa Stanford nghiên cứu về smartwatch (đồng hồ thông minh), đã trải qua sau khi mắc COVID-19. Mặc dù kết quả xét nghiệm trả lại của ông là âm tính, ứng dụng nghiên cứu của ông đã cảnh báo ông về sự thay đổi đột ngột trong nhịp thở và nhịp tim.

"Tôi đã tin vào kết quả xét nghiệm COVID, và lẽ ra tôi nên tin vào smartwatch của mình hơn," ông nói trong một cuộc phỏng vấn năm 2022.

4. Nhắc nhở và giám sát sức khỏe

Từ những người sống với các bệnh mãn tính cho đến người cao tuổi cần sự giúp đỡ với thuốc, tuân theo chỉ dẫn và uống thuốc vào thời gian cụ thể là điều rất quan trọng. Dù hầu hết họ đều cố gắng tuân thủ theo lịch uống thuốc của mình, việc có một lời nhắc nhở cũng là một điều hữu ích.

Bạn cũng có thể sử dụng tính năng này cho lịch khám bệnh, hoặc nếu bạn là người chăm sóc, hỗ trợ cho người khác.

Lời nhắc nhở cũng có thể cho bạn biết lúc nào cần đi dạo hoặc vận động, giờ nào bạn nên ăn, uống và đi ngủ.

przfjxoptwba7bzjgr4xtc.jpg
Tính năng nhắc nhở uống nước đều đặn trên đồng hồ thông minh. (Nguồn: Google)

Ngoài ra, một chế độ ăn uống lành mạnh giúp mang lại ảnh hưởng tích cực đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Một số người thường gặp khó khăn trong việc tiêu thụ đúng lượng dinh dưỡng và calo, và dễ mất tập trung vào những gì cần được ăn.

Các thiết bị thông minh sẽ giúp bạn tuân thủ chế độ ăn uống bằng cách cung cấp các tính năng được thiết kế riêng cho chế độ ăn lành mạnh của bạn. Bằng cách tải xuống những ứng dụng có sẵn, bạn sẽ có thể đếm calo, lập kế hoạch bữa ăn, theo dõi và ghi lại những gì đang được ăn và thậm chí biết được một số thông tin dinh dưỡng khác.

Độ chính xác của dữ liệu như thế nào?

Các bác sĩ cho biết, những thiết bị theo dõi sức khỏe đã góp phần chăm sóc sức khỏe cho một số người dùng, nhưng bạn cũng không nên hoàn toàn tin cậy vào các thiết bị này để có sự chẩn đoán chính xác 100%. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã đặc biệt cảnh báo về bất kỳ thiết bị nào được cho là có thể đo đạc đường huyết mà không cần sử dụng kim, vì độ thiếu chính xác có thể dẫn đến hậu quả sức khỏe nghiêm trọng.

Đối với các loại tính năng theo dõi khác, T.S. Lundquist cho biết: "Độ chính xác của một số chiếc smartwatch vẫn còn là một câu hỏi lớn, mặc dù qua từngthế hệ chúng lại được cải tiến hơn. Vì vậy, tôi nghĩ về mặt tổng quan, các bác sĩ cũng tin tưởng hơn vào các thiết bị này". Ngoài ra, ông cũng chỉ ra rằng, người dùng cần phải tháo thiết bị ra để sạc, có nghĩa là dữ liệu sẽ không được ghi lại liên tục 24/7.

Trong khi các thiết bị theo dõi có thể là "công cụ quý giá cho nhiều người," B.S. Nunez cho rằng dữ liệu không nên được sử dụng để chẩn đoán các vấn đề về giấc ngủ hoặc sức khỏe có mức độ nghiêm trọng hơn.

"Xét cho cùng thì các thiết bị theo dõi có thể giúp người dùng đặt và đạt được các mục tiêu về sức khỏe, nhưng không thể thay thế cho việc chẩn đoán bởi các bác sĩ hoặc biện pháp chăm sóc y tế chuyên nghiệp," ông chia sẻ quan điểm.

Các thiết bị thông minh cũng có thể giúp các bác sĩ hợp tác với bệnh nhân. "Khi các ứng dụng này trở nên phổ biến hơn, bạn có thể đến gặp bác sĩ, mở điện thoại và cho họ xem chỉ số của bạn. Đây sẽ là một cách tuyệt vời để chúng tôi hợp tác với bệnh nhân và giúp họ nhìn thấy những vấn đề tích cực và tiêu cực về sức khỏe của họ," T.S. Lindquist nói.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
4 cách tận dụng smartwatch để theo dõi chỉ số sức khỏe
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO