Cao huyết áp là nguyên nhân gây ra nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được điều trị đúng và kịp thời.
Cao huyết áp (hay tăng huyết áp) là nỗi ám ảnh về sức khỏe của nhiều người, nhất là những người lớn tuổi. Đây là một bệnh lý mãn tính khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao.
Theo khuyến cáo hiện nay của Hội Tim mạch châu Âu và Hội Tim mạch Việt Nam, tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ≥140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg, tức là huyết áp bình thường phải nhỏ hơn 140/90 mmHg. Theo Hội Tim mạch Mỹ, chỉ số huyết áp ≥ 130/80 mmHg là tăng huyết áp. Mức độ tăng huyết áp nặng hay nhẹ phụ thuộc vào sự thay đổi của các chỉ số này.
Nếu tình trạng tăng huyết áp không được kiểm soát tốt sẽ dẫn tới những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Đặc biệt là nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ,… dẫn đến tử vong hoặc để lại hậu quả nặng nề, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Chóng mặt là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh cao huyết áp. Một số người tình trạng này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, thường là khi đột ngột ngồi xổm hoặc đứng lên.
Khi cảm thấy chóng mặt, bạn sẽ cảm thấy chán nản và khó chịu, điều này sẽ cản trở nghiêm trọng đến suy nghĩ của bạn, ảnh hưởng đến công việc. Khi bị huyết áp cao hoặc lượng máu cung cấp cho động mạch đốt sống không đủ sẽ dẫn đến các triệu chứng tương tự như chóng mặt có thể xuất hiện.
Đỏ bừng mặt hay da đỏ bừng xảy ra do lưu lượng máu tăng lên, chảy đến một vùng da nhiều hơn như má, khiến các mạch máu giãn ra để bù trừ. Nhiều người nghĩ huyết áp cao gây đỏ bừng mặt, tuy nhiên theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), đây không phải là nguyên nhân. Những cảm xúc này có thể xảy ra trùng hợp với tình trạng huyết áp cao cấp tính.
Ngoài ra, đỏ bừng mặt còn là phản ứng vật lý thông thường khi lo lắng, tức giận hoặc những cảm xúc tiêu cực, hay do vấn đề y tế tiềm ẩn như hội chứng Cushing (chứng rối loạn nội tiết tố) hoặc quá liều niacin (vitamin B3).
Đau đầu ở bệnh nhân cao huyết áp chủ yếu xảy ra vào buổi sáng, chủ yếu ở cả hai bên đầu. Cơn đau có đặc điểm là đau nhói từng cơn. Một số người cảm thấy đầu nặng nề hoặc cảm giác có lực kéo ở sau cổ cùng với đau đầu.
Nếu có một cơn đau đầu kèm theo buồn nôn. Các triệu chứng nôn mửa thường cho thấy khả năng bị tăng huyết áp hoặc tăng huyết áp ác tính.
Sau khi huyết áp giảm, các triệu chứng đau đầu sẽ hết. Khi huyết áp cao thường xuyên bị đau đầu chứng tỏ tình trạng bệnh nhân tăng huyết áp vẫn chưa được kiểm soát, do đó cần tích cực điều trị hạ huyết áp và cải thiện lối sống.
Huyết áp rất cao có thể gây ra một số dấu hiệu cảnh báo ở mắt. Tuy nhiên, tùy vào mức độ tăng của huyết áp mà các dấu hiệu ở mắt sẽ biểu hiện rõ rệt hoặc mờ nhạt hoặc thậm chí không gây ảnh hưởng đến thị lực nếu huyết áp chỉ tăng nhẹ hoặc được kiểm soát kịp thời”.
Chuyên gia cho biết một số dấu hiệu ở mắt có thể cảnh báo huyết áp cao bao gồm: nhìn mờ, mắt đỏ, khó chịu hoặc đau ở mắt.
Tỉ lệ tăng huyết áp tăng dần theo tuổi, tỉ lệ chảy máu cam tái phát do tăng huyết áp cũng tăng lên đáng kể.
Chảy máu cam do tăng huyết áp xảy ra vào sáng sớm hoặc sau khi tập thể dục. Các mạch máu kém đàn hồi, dẫn đến chảy máu nghiêm trọng hơn.
- Khi huyết áp đột ngột tăng cao, bệnh nhân nên thả lỏng cơ thể, giữ tâm lý ổn định, không nên nói nhiều, không nên quá xúc động (quá vui hoặc nóng giận).
- Người nhà không nên vì quá lo lắng mà tập trung lại hỏi han bệnh nhân quá nhiều. Người bệnh cũng không nên hoạt động gắng sức mà cần nằm nghỉ nơi yên tĩnh. Trong trường hợp huyết áp không hạ sau nghỉ ngơi thì cần đưa đến bệnh viện để được xử trí kịp thời.
- Không sử dụng đường (trà đường, nước đường...); tuyệt đối không ăn mặn, không hút thuốc lá hoặc uống rượu, bia trong lúc lên cơn tăng huyết áp vì chúng dễ làm huyết áp tăng cao hơn.