AEON nhảy vào thị trường rạp phim Việt, một cuộc chiến mới giữa các “đại gia” ngoại để chia lại chiếc bánh bị CGV, Lotte nắm tới 71%?

Tri Túc 07/08/2024 00:04

Thị trường phim Việt vừa xuất hiện một “tay chơi” đáng gờm mới là AEON Entertainment, cùng với các tên tuổi lớn hiện nay như Lotte, Galaxy, CGV.

"TÂN BINH" AEON ENTERTAINMENT VÀ CUỘC BẮT TAY VỚI BETA

AEON Entertainment cùng với Beta Media vừa công bố thành lập liên doanh, dự kiến đầu tư 5.000 tỷ đồng cho 50 cụm rạp đến năm 2035. Theo giới thiệu, liên doanh sẽ đẩy mạnh phát triển và vận hành 50 cụm rạp chiếu phim cao cấp mang thương hiệu AEON Beta Cinema. Theo kế hoạch, rạp đầu tiên khai trương vào năm 2025.

Quan hệ đối tác này cũng bao gồm các kế hoạch sản xuất và phân phối phim trong nước. 

AEON Entertainment là công ty con thuộc Tập đoàn AEON Nhật Bản, hiện là chuỗi rạp lớn nhất đất nước mặt trời mọc, sở hữu 96 rạp chiếu phim.

Sự đổ bộ của AEON vào mảng phim trường hứa hẹn sẽ đẩy thị trường vốn đã rất cạnh tranh càng thêm cao trào. Đây cũng đang là "miếng bánh" rất béo bở hiện nay, khi Việt Nam đã xuất hiện các "đạo diễn trăm tỷ" như Trấn Thành với tác phẩm mang tên Mai, Nhà Bà Nữ, Cua lại vợ Bầu… hay gần nhất là Lý Hải với "Lật mặt 7".

AEON nhảy vào thị trường rạp phim Việt, một cuộc chiến mới giữa các “đại gia” ngoại để chia lại chiếc bánh bị CGV, Lotte nắm tới 71%?- Ảnh 1.
Phim MAI của Trấn Thành

Riêng năm 2023, trong khi phòng vé toàn cầu có dấu hiệu suy thoái, với sự sụt giảm đáng kể ở khu vực APAC (Châu Á – Thái Bình Dương), thị trường Bắc Mỹ và Hàn Quốc, thì Việt Nam nằm trong số những quốc gia có thành tích tốt nhất so với các thị trường điện ảnh nổi trội trên thế giới.

Sự hồi phục cũng thể hiện trên chỉ số kinh doanh của các đơn vị làm phim tại Việt Nam. Ghi nhận, hầu hết các công ty đều tăng trưởng mạnh doanh thu trong năm 2022. Phải kể đến CGV với doanh thu gần 2.700 tỷ, gấp đôi năm 2021 và tăng 170% so với năm 2020. Tăng bằng lần còn có Lotte Cinema và Galaxy với doanh thu 800 tỷ đồng.

AEON nhảy vào thị trường rạp phim Việt, một cuộc chiến mới giữa các “đại gia” ngoại để chia lại chiếc bánh bị CGV, Lotte nắm tới 71%?- Ảnh 2.

Ảnh: Doanh thu của Top 3 các nhà sản xuất phim hiện nay.

CHIA LẠI THỊ TRƯỜNG?

Từ trước đến nay, Beta Cinema được định vị là chuỗi rạp phim giá thấp nhưng cuộc bắt tay với "đại gia" Nhật Bản đưa thương hiệu này tiến vào phân khúc cao cấp đang được chiếm giữ bởi CGV và Lotte.

Không chỉ phân khúc rạp cao cấp, mà thực tế phần lớn thị phần của thị trường rạp chiếu phim tại Việt Nam đang nằm trong tay CGV và Lotte Cinema. Theo thống kê mới nhất của Statista hợp tác với Q&Me vào năm 2022 về thị phần rạp chiếu phim tại Việt Nam, CGV hiện là cụm rạp thống lĩnh thị trường với 45% thị phần, tiếp đến là Lotte Cinema với 26% thị phần. Như vậy, 2 thương hiệu đến từ Hàn Quốc này đang "thâu tóm" 71% thị phần rạp chiếu phim.

AEON nhảy vào thị trường rạp phim Việt, một cuộc chiến mới giữa các “đại gia” ngoại để chia lại chiếc bánh bị CGV, Lotte nắm tới 71%?- Ảnh 3.
Số liệu: VietData

Trong đó, CJ CGV là chuỗi rạp chiếu phim multiplex lớn nhất tại Hàn Quốc, có chi nhánh ở nhiều nơi như: Việt Nam, Trung Quốc và Mỹ. Đây là đơn vị thuộc CJ Group - một trong những tập đoàn kinh tế đa ngành lớn nhất của Hàn Quốc có mặt tại 21 quốc gia trên thế giới.

Còn Lotte Cinema, cũng được biết đến là một thương hiệu hàng đầu trong ngành rạp chiếu phim Hàn Quốc và đã có mặt tại Việt Nam vào năm 2008. Sau gần 15 năm thâm nhập thị trường, Lotte Cinema Việt Nam đã mở rộng quy mô gần 50 cụm rạp chiếu phim trên khắp cả nước.

Thị phần còn lại thuộc về các doanh nghiệp khác như: Galaxy Cinema, BHD Star, Cineplex, Cinestar, Beta Cinemas. Theo đó, hai công ty tư nhân của Việt Nam là Galaxy chiếm 10%, BHD chiếm 5,5%. Một thương hiệu rạp chiếu phim Việt khác phát triển trong thời gian gần đây là Beta Cinema với 8% thị phần. Trong khi hệ thống rạp chiếu của Nhà nước chỉ chiếm khoảng 2% thị phần.

Cuộc đua đầu tư tốn kém cho các rạp chiếu phim đã khiến các "ông lớn" chịu thua lỗ nặng. Giai đoạn 2020-2022, CGV thua lỗ ròng tổng cộng 1.200 tỷ đồng. Lotte lỗ hơn 2.200 tỷ đồng trong 4 năm 2019-2022. Hay đối tác của AEON là Beta Cinemas, Công ty cũng đã lỗ hàng trăm tỷ đồng nhiều năm gần đây.

AEON nhảy vào thị trường rạp phim Việt, một cuộc chiến mới giữa các “đại gia” ngoại để chia lại chiếc bánh bị CGV, Lotte nắm tới 71%?- Ảnh 4.
Số liệu: Vietdata
photo-1722958819292

Năm 2023, nhờ thành công về mặt doanh thu của phim điện ảnh nội địa, CGV Việt Nam thông báo đạt lợi nhuận hoạt động gần 260 tỷ đồng - tăng 38% so với con số 188 tỷ đồng của năm 2022. Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH CJ CGV (Hàn Quốc) cho biết, doanh thu tại thị trường Việt Nam trong năm 2023 đạt gần 185 tỷ won (khoảng hơn 3.400 tỷ đồng), tăng hơn 23% so với năm trước đó.

Có mặt tại Việt Nam từ năm 2009, tính đên 7/10/2023, AEON Việt Nam có vốn điều lệ vào mức 192 triệu USD với 500 nhân viên, ghi dấu ấn trên thị trường bằng Aeon Mall Tân Phú (Tp.HCM), Aeon Mall Bình Dương, Aeon Mall Hà Đông và Long Biên (Hà Nội), Aeon Mall Lê Chân (Hải Phòng). Tổng diện tích của các đại siêu thị này có thể rộng tới gần 10 ha (Aeon Hà Đông), với diện tích cho thuê từ 49.000 m2 cho đến 84.000 m2.

Trong quý 1/2024, Việt Nam là khu vực có mức tăng doanh thu hoạt động tốt nhất trong các thị trường nước ngoài của Aeon, chiếm khoảng 48% tổng doanh thu hoạt động tại thị trường Đông Nam Á và lợi nhuận hoạt động lại chiếm tới gần 92%.

Trong cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Phạm Minh Chính hồi tháng 5/2023, Chủ tịch điều hành Tập đoàn AEON cho biết công ty đã đầu tư vào Việt Nam hơn 1,18 tỷ USD, và tiếp tục chọn Việt Nam là thị trường trọng điểm thứ hai (chỉ sau Nhật Bản). AEON cũng đang mở rộng các siêu thị nhỏ, các cửa hàng chuyên doanh… ở các thành phố lớn Hà Nội và Tp.HCM.

photo-1722958427351


Theo An ninh Tiền tệ
Copy Link
(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
AEON nhảy vào thị trường rạp phim Việt, một cuộc chiến mới giữa các “đại gia” ngoại để chia lại chiếc bánh bị CGV, Lotte nắm tới 71%?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO