Gù lưng không chỉ gây ảnh hưởng đến vận động, suy giảm chất lượng cuộc sống mà còn khiến người bệnh cảm thấy tự ti về ngoại hình của mình, dưới đây là bài tập thể dục chống gù lưng đơn giản nhưng hiệu quả nhất.
Nguyên nhân nào dẫn đến gù lưng?
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, gù lưng không chỉ gây ảnh hưởng đến vận động, suy giảm chất lượng cuộc sống mà còn khiến người bệnh cảm thấy tự ti về ngoại hình của mình. Vậy nguyên nhân nào gây ra gù lưng?
Như thế nào là gù lưng?
Gù lưng được hiểu là tình trạng cột sống phát triển bất thường và quá mức nên bị cong tròn về phía sau. Người bị gù lưng sẽ có hình dáng bên ngoài rất dễ nhận biết vì cột sống cổ và xương cùng lõm vào bên trong, còn phần cột sống ở lồng ngực và thắt ngực thì lại lồi ra ngoài.
Nguyên nhân gây ra gù lưng là gì?
Cột sống được chia thành 4 đoạn: đoạn cổ, đoạn ngực, đoạn thắt lưng và đoạn cùng - cụt. Nếu đúng chuẩn đường cong sinh lý thì cột sống cổ và thắt lưng sẽ ở tư thế hơi ưỡn về trước còn cột sống lưng trên sẽ hơi cong về phía sau.
Gù lưng được xem là dạng rối loạn phát triển cột sống phần lưng khiến cho cơ thể bị dị dạng. Bệnh lý này thường gặp ở người có xương cột sống yếu (chủ yếu là trẻ em) hoặc người bị nứt, bị đè ép phần đĩa đệm. Nguyên nhân gây gù lưng thường gồm:
- Dị tật bẩm sinh hoặc yếu tố di truyền
Người có bố mẹ bị gù lưng thì khả năng cũng sẽ bị di truyền bệnh lý này (tỷ lệ khoảng 11%). Ngoài ra, dị tật cột sống từ khi còn trong bụng mẹ hoặc mắc dị tật nứt cột sống cũng có thể là nguyên nhân làm cho cột sống bị gù.
- Thói quen sinh hoạt hàng ngày
Những người thường xuyên mang vác vật nặng khiến cho phần lưng phải gồng lên rất dễ bị gù lưng. Ngoài ra trẻ em ngồi sai tư thế trong suốt thời gian dài, người bị béo phì, vận động ít cũng là những đối tượng thường bị gù lưng.
- Một số bệnh lý
Có một số bệnh lý được xem là cội nguồn của bệnh gù lưng như thoái hóa đĩa đệm, đốt sống lưng bị gãy, loãng xương, bệnh Scheuermann, khối u ở cột sống, lao cột sống, còi xương, nhiễm trùng cột sống, viêm khớp.
Vì sao cần phải chữa gù lưng?
Bệnh gù lưng cần được điều trị sớm bởi nó có thể gây ra nhiều hậu quả không tốt cho người bệnh như:
- Dáng đi lom khom khiến tâm lý người bệnh mặc cảm, tự ti trong giao tiếp hàng ngày với những người xung quanh.
- Gặp khó khăn trong các hoạt động vận động và thường xuyên bị cơn đau nhức quấy rầy.
- Chức năng hô hấp bị ảnh hưởng vì xương bị cong thường nằm ngay sau hai lá phổi từ đó làm giảm diện tích chứa khí ở các nang phổi, khiến người bệnh bị khó thở.
- Tiêu hóa gặp khó khăn vì dạ dày và thực quản bị ngả về trước theo cột sống nên dễ có nếp gấp lạ, người bệnh dễ bị trào ngược thực quản và nuốt khó.
Bài tập thể dục chống gù lưng
Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời BSNT Hương Trà - khoa Y học cổ truyền, trường Đại học Y Hà Nội hướng dẫn một số bài tập cho người gù cột sống như sau:
Bài tập kéo giãn cơ ngực (Chest Stretch)
Bài tập kéo giãn cơ ngực giúp thư giãn cơ ngực, cải thiện tư thế gù lưng do cơ ngực căng cứng kéo vai về phía trước. Từ đó giúp mở rộng cơ ngực, tăng cường sức mạnh cơ vai và điều chỉnh tư thế đứng thẳng.
Cách thực hiện:
Bài tập Plank
Plank là bài tập cơ bản nhưng hiệu quả trong việc tăng cường sức mạnh của các nhóm cơ lõi như cơ bụng, cơ lưng dưới, giúp hỗ trợ cột sống tốt hơn, giảm áp lực lên cột sống và cải thiện tư thế cho người gù lưng.
Cách thực hiện:
Bài tập kéo giãn lưng trên (Upper Back Stretch)
Bài tập này giúp giải phóng căng thẳng ở vùng lưng trên, nơi thường bị căng cứng ở người gù cột sống. Tập luyện đều đặn các bài tập kéo giãn sẽ hỗ trợ cải thiện sự linh hoạt của cột sống.
Cách thực hiện:
Theo BSNT Hương Trà, tập luyện đúng cách là phương pháp hỗ trợ hiệu quả trong điều trị và cải thiện tình trạng gù cột sống. Bằng cách kiên trì thực hiện các bài tập cơ bản và chú ý đến những lưu ý an toàn, người bệnh có thể cải thiện tư thế và tăng cường sức khỏe cột sống, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống.
Để giúp điều trị bệnh gù cột sống hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ và tập luyện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu.