Danh sách 05 Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam hiện nay

29/08/2024 09:50

Chính phủ hiện nay có bao nhiêu Phó Thủ tướng? Các Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam hiện nay là ai?

Danh sách 05 Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam hiện nay

Danh sách 05 Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam hiện nay (Hình từ internet)

1. Danh sách 05 Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam hiện nay

Nghị quyết 143/2024/QH15 ngày 26/8/2024 thì Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV có 05 Phó Thủ tướng.

Theo Nghị quyết 153/2024/QH15 ngày 26/8/2024 Quốc hội đã phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Nguyễn Hòa Bình, ông Hồ Đức Phớc, ông Bùi Thanh Sơn.

Như vậy, 05 Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam hiện nay gồm:

1. Ông Nguyễn Hòa Bình.

2. Ông Hồ Đức Phớc.

3. Ông Bùi Thanh Sơn.

4. Ông Lê Thành Long.

5. Ông Trần Hồng Hà.

Nghị quyết 143/2024/QH15
Nghị quyết 153/2024/QH15

2. Nhiệm vụ của Phó Thủ tướng Chính phủ

- Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ được phân công.

- Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, một Phó Thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ.

(Điều 31 Luật Tổ chức Chính phủ 2015)

3. Một số quy định về Chính phủ

(1) Vị trí, chức năng của Chính phủ

Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

(2) Cơ cấu tổ chức và thành viên của Chính phủ

- Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định.

- Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các bộ, cơ quan ngang bộ.

Việc thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ do Chính phủ trình Quốc hội quyết định.

(3) Nhiệm kỳ của Chính phủ

Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ.

(4) Thủ tướng Chính phủ

- Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước.

- Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước.

(5) Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ

- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; bảo đảm bình đẳng giới.

- Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và chức năng, phạm vi quản lý giữa các bộ, cơ quan ngang bộ; đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu.

- Tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, năng động, hiệu lực, hiệu quả; bảo đảm nguyên tắc cơ quan cấp dưới phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo và chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định của cơ quan cấp trên.

- Phân cấp, phân quyền hợp lý giữa Chính phủ với chính quyền địa phương, bảo đảm quyền quản lý thống nhất của Chính phủ và phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.

- Minh bạch, hiện đại hóa hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan hành chính nhà nước các cấp; bảo đảm thực hiện một nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục, dân chủ, hiện đại, phục vụ Nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.

Căn cứ pháp lý: Chương I Luật Tổ chức Chính phủ 2015

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Danh sách 05 Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam hiện nay
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO