Lệ Quyên và Lâm Bảo Châu khoe Tết ông Công ông Táo với những món ăn chuẩn vị Bắc, Nam

03/02/2024 12:06

Lệ Quyên và Lâm Bảo Châu khoe mâm cỗ ngày ông Công ông Táo gồm nhiều món đặc trưng của mâm cỗ miền Bắc.

Lệ Quyên và Lâm Bảo Châu khoe Tết ông Công ông Táo trong không gian nhà lộng lẫy - Ảnh 1.

Theo thông lệ hàng năm, Lệ Quyên thường bay ra Hà Nội để chuẩn bị sắm Tết cùng mẹ và đoàn tụ với gia đình. Năm nay, Lệ Quyên về quê từ khá sớm, tự tay trang hoàng nhà cửa lung linh đón Tết Giáp Thìn. Hầu như năm nào, nữ ca sĩ cũng đón ngày ông Công ông Táo ở thủ đô và chuẩn bị tươm tất mâm cúng ngày 23 tháng Chạp ở "cả hai đầu cầu", trong đó mâm cúng ở Sài Gòn cũng được lo tươm tất từ xa.

Lệ Quyên và Lâm Bảo Châu khoe Tết ông Công ông Táo trong không gian nhà lộng lẫy - Ảnh 2.

Chiều 2/2, Lệ Quyên và Lâm Bảo Châu khoe bữa tiệc cuối năm tại nhà khá thịnh soạn và đầy đủ trong không gian ngập sắc đỏ, phía trên là đèn lồng đỏ hình chú rồng - con giáp của năm 2024. Mâm cỗ ngoài Hà Nội được làm theo khẩu vị người Bắc với nhiều món truyền thống "từ ngàn đời" như bánh chưng, hành muối, gà luộc, canh măng, xôi gấc, nem rán.

Lệ Quyên và Lâm Bảo Châu khoe Tết ông Công ông Táo trong không gian nhà lộng lẫy, hội nổi tiếng cũng hăng hái gia nhập đường đua - Ảnh 1.

Mâm cúng ông Táo nhà Lệ Quyên ở Hà Nội, sẵn tiện nữ ca sĩ flex luôn không gian nhà.

Lệ Quyên và Lâm Bảo Châu khoe Tết ông Công ông Táo trong không gian nhà lộng lẫy - Ảnh 5.

Nhà Lệ Quyên thường làm món nem rán (trong miền Nam còn gọi là chả giò) trong những dịp tụ hội. Các gia đình ngoài Bắc cũng thường quây quần, cùng nhau chế biến món ăn này, trộn nhân, gói nem, rán nem, pha nước chấm. Bát nước chấm chua ngọt nhà nữ ca sĩ còn thêm su hào, cà rốt tỉa hoa cầu kỳ. Ngoài ra, mâm cỗ còn có món rau củ xào thập cẩm. Đây cũng là món ăn thường thấy trong các ngày lễ Tết, thường gồm súp lơ (còn gọi là hoa lơ), su hào, nấm hương, cà rốt, mộc nhĩ, bóng bì. Để giải ngấy cho mâm cỗ khá giàu đạm, gia đình nữ ca sĩ bổ sung một đĩa nộm đu đủ bò khô giòn mát, vị chua ngọt, thanh mát.

Đặc biệt, vài năm gần đây, nhà Lệ Quyên thường làm thêm một số món hải sản cho mâm cơm cuối năm là chả mực và tôm chiên cháy tỏi. Chả mực là đặc sản trứ danh của thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), được làm từ mực tươi nên có vị ngọt đậm đà, khi cắn còn nguyên miếng mực giòn sật, khi mua về không cần chế biến cầu kỳ, chỉ cần chiên chín là xong. Món tôm chiên không chỉ ngon, khi chiên xong còn có màu đỏ cam tươi tắn, giúp mâm cỗ thêm màu sắc.

Lệ Quyên và Lâm Bảo Châu khoe Tết ông Công ông Táo trong không gian nhà lộng lẫy - Ảnh 6.

Lệ Quyên còn khoe đĩa cốm xào đặc sản Hà Nội do một người bạn gửi tặng. Cốm được chọn để chế biến là loại cốm dẹp có màu xanh đẹp, được ngâm với nước dừa khoảng 10 phút cho cốm nở mềm, sau đó cho vào chảo với đường, đảo đều trên lửa vừa cho đường tan, rồi cho phần nước dừa còn lại vào đun trên lửa nhỏ. Lưu ý đảo liên tục để cốm dẻo, quyện vào nhau. Cuối cùng, khi gần hoàn thành, cho dừa nạo hoặc dừa băm vào trộn đều. Cốm xanh óng, dẻo thơm, vị ngọt nhẹ, ăn như một món ăn nhẹ tráng miệng.

Khác với nhà ở Hà Nội, Lệ Quyên chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Táo ở TPHCM với sắc vàng rực rỡ, có decor một bộ "cá chép hoá rồng" và một vài món ăn cơ bản. Đầy đủ sắc vị và ấm áp.

Lệ Quyên và Lâm Bảo Châu khoe Tết ông Công ông Táo trong không gian nhà lộng lẫy - Ảnh 6.

Ngày này năm ngoái, mâm cúng hơn chục món ở căn hộ ngoài Hà Nội của nhà nữ nghệ sĩ cũng được chuẩn bị rất tâm huyết với những món ăn truyền thống. Cô lựa chọn món quen thuộc với người Hà Nội như chả cốm và canh măng nấu sườn. Chả cốm thường được bán sẵn dưới dạng nguyên liệu, khi mua về chỉ cần chiên lại là xong. Miếng chả dẻo vị cốm, đậm đà, bùi béo, ăn không ngán.

Lệ Quyên và Lâm Bảo Châu khoe Tết ông Công ông Táo trong không gian nhà lộng lẫy - Ảnh 7.

Với căn biệt thự tại TPHCM, tuy không có nhà ở thời điểm đó để trực tiếp thực hiện nhưng cũng lo liệu mâm cỗ chỉn chu gồm bánh chưng, xôi gấc, giò, xôi lạc, chả rán... Đặc biệt, mâm cúng miền Nam không thể thiếu kẹo thèo lèo đậu phộng theo kiểu người Hoa. Tên gọi lạ tai của món này được lý giải là đọc chệch của chữ "trà liệu" trong tiếng Trung, nghĩa là món để ăn khi uống trà. Người Trung Hoa rất ưa chuộng sử dụng lạc và vừng khi nấu ăn, không chỉ đơn giản là vì mùi vị mà còn do quan niệm chúng sẽ mang lại may mắn và sung túc cho năm mới, nhâm nhi cùng tách trà năm mới rất hợp.



(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Lệ Quyên và Lâm Bảo Châu khoe Tết ông Công ông Táo với những món ăn chuẩn vị Bắc, Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO