GĐXH – Bồ công anh là rau dại mọc nhiều ở nước ta, không ít người bỏ đi. Tuy nhiên, loại rau này lại vô cùng tốt cho gan, làm những món bổ gan trong những ngày nghỉ dài, uống rượu nhiều ngày Tết.
Gan đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thậm chí nguy hiểm tính mạng khi bị tổn thương. Bởi vậy, đòi hỏi mọi người cần phải có biện pháp bảo vệ gan hàng ngày.
Chế độ sinh hoạt ảnh hưởng lớn đến gan. Trong chế độ ăn uống lành mạnh cũng có vai trò rất quan trọng nuôi dưỡng, bảo vệ gan. Một trong thực phẩm được ví là ‘vua bổ gan’ chính là rau bồ công anh.
Rau bồ công anh là loại rau mọc dại ở khắp nơi, hay bị bỏ đi. Thế nhưng, ăn rau này có thể làm cho lá gan của bạn khỏe hơn, tránh ngộ độc gan. Ngoài được làm trà, bồ công anh cũng là nguyên liệu chế biến những món ăn bổ cho gan sau những ngày nghỉ Tết dương, uống rượu nhiều.
Từ lâu trong y học cổ truyền để điều trị các bệnh về gan và một số nghiên cứu hiện đại đã chứng minh những lợi ích sức khỏe của bồ công anh. Lương y Hoài Vũ đã chia sẻ, bồ công anh có đặc tính lạnh, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi về kinh gan…
Theo Ts.Bs Nguyễn Thị Vân Anh, Viện trưởng Viện NC&PT Y dược học cổ truyền dân tộc, hàm lượng dinh dưỡng của bồ công anh nhiều hơn nhiều loại rau khác. Đặc biệt là hàm lượng vitamin C, vitamin E, vitamin K, kali… hỗ trợ giúp gan hoạt động khỏe mạnh.
Trong rau có chứa chất đắng đặc biệt giúp kích thích tiết mật, thúc đẩy tiêu hóa, giải độc giúp gan đào thải độc tố để bảo vệ các tế bào gan. Thông thường, bồ công anh có thể phơi khô làm trà hoặc nấu nước uống, nhưng cũng được chế biến làm nhiều món ăn ngon bổ gan.
Bồ công anh tươi rửa sạch, cắt khúc dài khoảng 2-3cm. Phần rễ, thân, hoa và lá của bồ công anh sau đó mang phơi khô hoặc bạn có thể đem đi sấy để giữ được hương vị tốt nhất. Tiếp đó, ạn có thể hãm nước như làm trà thông thường để uống.
Để tăng thêm hương vị, công dụng của trà bồ công anh, bạn có thể kết hợp với một chút mật ong. Trà bồ công anh có vị độc đáo, giàu dinh dưỡng và giúp cho thải độc gan tốt.
Tuy nhiên, dù trà bồ công anh tốt nhưng mọi người lưu ý không nên uống lạnh. Bởi bồ công anh có tính lạnh nên nếu uống trà bồ công anh lạnh dễ gây tiêu chảy, tốt nhất nên uống ấm hoặc nóng. Ngoài ra, chỉ nên dùng khoảng 3-5gr bồ công anh khô pha thành nước uống, không uống quá nhiều.
Nguyên liệu: Lá bồ công anh, tỏi, chanh tươi; gia vị hạt nêm, mắm, dầu ăn, mì chính…
Cách làm:
Bước 1: Rửa sạch lá bồ công anh, để ráo nước. Tỏi bóc vỏ đập dập rồi cho vào chảo mỡ phi nóng thơm. Tiếp đó cho lá bồ công anh vào xào với lửa to, đảo nhanh tay để cho rau xanh.
Bước 2: Nêm gia vị mắm, hạt nêm, mì chính… đảo đều lại khoảng 3 – 5 phút là được. Khi rau đã chín cho ra đĩa rồi vắt chanh, dùng đũa đảo đều là có thể thưởng thức. Món ăn nên được ăn nóng để đảm bảo độ ngon, ngọt.
Nguyên liệu: Lá bồ công anh tươi, thịt hoặc tôm, cà rốt, khoai tây, hành… Gia vị muối, dầu ăn, tiêu, mì chính
Cách làm:
Bước 1: Lá bồ công anh rửa sạch. Tỏi, hành tím bóc bỏ, đập dập rồi cho vào phi thơm. Sau đó cho khoai tây, cà rốt đã được thái miếng vừa ăn vào xào cùng.
Bước 2: Cho nước vào nồi, đun sôi, thêm rau bồ công anh và gia vị theo khẩu vị. Bạn có thể cho thêm tôm hoặc thịt để món canh thêm vị ngọt và dinh dưỡng hơn.