Dùng mật ong để tăng cường sức khỏe, chỉ nên dùng khoảng 5 ml một ngày, pha cùng nước ấm dưới 50 độ nhằm tránh phá hủy enzym, làm mất những tác dụng quý của nó.
Nhiều người Việt, nhất là người già có thói quen uống mật ong pha nước ấm vào buổi sáng nhằm cung cấp năng lượng cho cơ thể, cải thiện tâm trạng. Ngoài ra, uống một ly nước mật ong vào buổi sáng còn tốt cho hệ tiêu hoá do trong mật ong có nhiều hoạt chất giúp thúc đẩy nhu động ruột, thúc đẩy tiêu hóa, cải thiện táo bón...
Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, mật ong mặc dù tốt, nhưng nếu dùng không kiểm soát tốt số lượng, uống lâu dài có thể gặp một số tác hại không tốt cho cơ thể như tăng lượng đường và calo, lâu dần có thể dẫn đến tăng cân.
Theo VTC, TS.BS Nguyễn Trọng Hưng - Trưởng khoa Khám tư vấn dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia - cũng nhận định mật ong nguyên chất rất tốt cho cơ thể nếu dùng đúng cách.
Trong 100 gram mật ong chứa khoảng 81,3% đường và các thành phần như nước, chất đạm, canxi, phốt pho, các khoáng vi lượng khác... Hàng ngày, người bình thường cần khoảng 10% năng lượng từ nguồn đường hấp thu nhanh có trong đường kính, mật ong...
Nếu người tiêu dùng muốn uống mật ong để tăng cường sức khỏe, chỉ nên dùng khoảng 5 ml một ngày, pha cùng nước ấm dưới 50 độ nhằm tránh phá hủy enzym, làm mất những tác dụng quý của nó.
Không nên ăn mật ong với hẹ, bởi mật ong có tác dụng nhuận tràng, nếu ăn cùng hẹ giàu chất xơ dễ gây tiêu chảy. Hẹ giàu vitamin C, nhưng nếu gặp các khoáng chất đồng, sắt... trong mật ong có thể gây ra phản ứng oxy hóa, mất đi tác dụng vốn có.
Tào phớ ngọt, tính hàn, có thể thanh nhiệt tán huyết. Tuy nhiên, nếu ăn kèm với mật ong có thể gây tiêu chảy, bởi những loại enzyme có trong mật ong và khoáng chất, protein thực vật… trong tào phớ hòa trộn với nhau sẽ phản ứng sinh hóa không có lợi.
Mật ong kỵ với hành tây, hành ta vì nếu ăn kèm sẽ khiến cho axit hữu cơ, enzyme trong mật ong gặp axit amin chứa lưu huỳnh trong hành tây nảy sinh phản ứng hóa học có hại, hoặc sản sinh chất có độc, kích thích dạ dày, tiêu chảy hoặc ngộ độc.
Cả đậu phụ và mật ong đều rất tốt cho sức khỏe nhưng không thể kết hợp chung. Các khoáng chất, protein thực vật, axit hữu cơ trong đậu phụ nếu kết hợp với enzym trong mật ong sẽ xảy ra phản ứng sinh hóa, không tốt cho cơ thể.
Kết hợp cá chép với mật ong rất kỵ, nếu ăn kèm có thể ngộ độc ngay. Trong trường hợp này, có thể dùng đậu đen, cam thảo để giải độc.
Sắn dây là loại bột uống mát cho cơ thể nhưng không nên kết hợp mật ong với bột sắn dây, có thể gây hôn mê.
Uống mật ong với thuốc cảm làm giảm hiệu quả của thuốc. Đồng thời, cơ thể bạn không thể hấp thụ hết chất dinh dưỡng từ mật ong. Do đó, mặc dù mật ong có thể chữa được nhiều bệnh nhưng không nên dùng chung với thuốc cảm nói riêng hoặc các loại thuốc khác nói chung.
khi bảo quản mật ong bạn nên sử dụng trong các dụng cụ bằng thủy tinh, sứ. Mật ong có tính axít yếu, nên khi tiếp xúc với bình đựng bằng kim loại sẽ xảy ra phản ứng hóa học, tách sắt, nhôm, kẽm.