Khi mắc bệnh gout, người bệnh cần phải cẩn trọng với chế độ ăn vì có thể làm tăng axit uric trong máu, trong đó phải kể đến măng tươi.
Măng tươi từ lâu là một loại thực phẩm phổ biến, xuất hiện thường xuyên trong các bữa cơm của gia đình người Việt. Măng có nhiều loại: Măng nứa, măng mai, măng sặt, măng vầu, măng trúc, măng giang... với đủ loại kích cỡ và hương vị tương đối khác nhau.
Ở nhiều địa phương, măng được coi là thực phẩm “vàng xanh” chủ yếu thay thế các loại rau xanh. Măng không chỉ ngon miệng, nó còn có giá trị dinh dưỡng rất lớn, tốt cho sức khỏe.
Các thành phần dinh dưỡng trong măng vô cùng phong phú. Măng giàu chất xơ, chứa phytosterol có khả năng ngăn chặn cholesterol xấu và cải thiện tình trạng xơ vữa động mạch. Măng tre có chứa các chất dinh dưỡng chính như protein, carbohydrate, axit amin, khoáng chất, đường, các muối vô cơ. Măng chứa nhiều Phytosterol đánh bay các cholesterol xấu.
Măng cũng được xem là món ăn có khả năng mạnh mẽ trong việc thúc đẩy nhu động ruột, giúp tiêu hóa, có thể ngăn ngừa táo bón và ung thư ruột kết. Không những thế, nhiều người trong giai đoạn điều trị nhiều loại bệnh sẽ cần đến món măng như là một loại thuốc để hỗ trợ điều trị. Đây là lý do vì sao bạn nên hiểu về việc măng tốt với người này nhưng lại xấu với người khác, bị mang tiếng "thị phi" như vậy.
Bên cạnh những chất dinh dưỡng, khoáng chất thì trong măng cũng có một số độc tố nhất định. Trong đó nguy hiểm nhất là glucozit có khả năng sinh ra axit xyanhydric gây nôn. Nếu thai phụ dùng măng có thể gây ra tình trạng ngộ độc ở nhiều mức độ: nôn, đau bụng, đau đầu. Hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào kết luận thai phụ ăn măng sẽ khiến thai nhi nhiễm độc, tuy nhiên các chuyên gia vẫn khuyến cáo người mang thai không nên ăn măng, đặc biệt là măng tươi.
Bệnh lý thận thường là do vi khuẩn Streptocoques gây ra hoặc mắc các bệnh khiến các mạch máu làm tổn hại đến thận như: cao huyết áp, đái tháo đường. Đối với những người mắc bệnh thận thì chế độ ăn uống cần được lưu ý đặc biệt. Các loại măng tây, măng tre đều giàu canxi không có lợi cho người mắc bệnh thận mãn tính và suy thận.
Bệnh đau dạ dày có xu hướng chuyển thành mãn tính và tái đi tái lại, ít người kiên trì dứt hết hẳn. Người bị đau dạ dày cần chú ý trong chế độ ăn uống, ngay cả khi đã chữa trị và dạ dày đã tốt trở lại, để hạn chế tái phát. Do trong măng chứa lượng axit cyanhydric cao (khoảng 230mg/1kg măng) là chất độc hại cho dạ dày nên những người bị mắc bệnh dạ dày không nên ăn măng.
Khi mắc bệnh gout, người bệnh cần phải cẩn trọng với chế độ ăn vì có thể làm tăng axit uric trong máu, làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Măng tre, măng trúc, hay măng tây đều làm gia tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong cơ thể, do vậy bệnh nhân gout cần tránh ăn các loại thực phẩm này.
Trong măng có chứa glucozit sinh acid xyanhydric, đây là một loại chất gây ngộ độc. Khi gặp men tiêu hoá trong dạ dày, glucozit bị thuỷ phân và giải phóng acid xyanhydric, có thể gây ra ngộ độc, nôn mửa, giống như hiện tượng ngộ độc sắn nếu như ăn không đúng cách.
Theo các chuyên gia, chất acid xyanhydric là chất hoà tan trong nước và dễ bị bay hơi khi đun nóng. Vì vậy theo kinh nghiệm của những người làm bếp lâu năm, để loại bỏ độc tố trong măng, khi luộc măng cần luộc tới khi nước sôi, sau đó vớt ra và thay nước nhiều lần đến khi nước măng không còn bọt và trong hơn. Làm vậy sẽ thải bớt độc tố trong măng.
Nếu bạn hoặc ai đó bị ngộ độc măng, hãy gọi ngay số điện thoại cấp cứu để được tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia y tế. Đừng chờ đợi, vì càng xử lý càng sớm càng tốt.
Nếu ngộ độc măng xảy ra sau khi tiêu thụ, hãy rửa miệng kỹ bằng nước sạch để loại bỏ các phần măng còn sót lại trong miệng. Đây là biện pháp đầu tiên để giảm lượng cyanide tiếp xúc với cơ thể.
Không nên tự ý gây nôn sau khi ngộ độc măng, trừ khi có chỉ dẫn cụ thể từ các chuyên gia y tế. Việc gây nôn có thể làm tăng nguy cơ tổn thương hơn nếu các phần măng đã tiếp xúc với dạ dày hoặc thực quản.
Điều trị y tế cho ngộ độc măng thường tập trung vào việc giảm độc tính của cyanide trong cơ thể. Phương pháp điều trị bao gồm tiêm hydroxocobalamin, một chất chống độc được sử dụng để kết hợp với cyanide và loại bỏ nó qua quá trình tạo thành một hợp chất ít độc hơn.
Nếu ngộ độc măng gây ra khó thở và tim đập nhanh, hỗ trợ hô hấp và điều chỉnh nhịp tim có thể được thực hiện. Quá trình này có thể đòi hỏi sự can thiệp y tế chuyên sâu và theo dõi liên tục của bác sĩ.