Năm 2024, viên chức có 2 năm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ thì có tinh giản biên chế được không?

20/09/2024 14:15

Theo quy định hiện nay thì năm 2024, viên chức có 2 năm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ thì có tinh giản biên chế được không?

Năm 2024, viên chức có 2 năm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ thì có tinh giản biên chế được không?

Năm 2024, viên chức có 2 năm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ thì có tinh giản biên chế được không? (Hình từ internet)

Năm 2024, viên chức có 2 năm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ thì có tinh giản biên chế được không?

Tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định về đối tượng thực hiện tinh giảm biên chế, theo đó:

Cán bộ, công chức, viên chức có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức, viên chức có 01 năm xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp; trong năm trước liền kề hoặc trong năm thực hiện xét tinh giản biên chế xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ trở xuống nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

Như vậy, đối với trường hợp viên chức có 2 năm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ và tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế thì sẽ được được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

Chính sách chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước

- Đối tượng tinh giản biên chế chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng kinh phí thường xuyên từ ngân sách nhà nước được hưởng các khoản trợ cấp sau:

+ Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng;

+ Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

- Không áp dụng chính sách quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 29/2023/NĐ-CP đối với những người đã làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đơn vị chuyển đổi sang đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư hoặc doanh nghiệp hoặc cổ phần hóa vẫn được giữ lại làm việc; những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn đủ 03 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP, có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01/01/2021; những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn đủ 03 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP, có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên.

(Điều 6 Nghị định 29/2023/NĐ-CP)

Nguồn kinh phí thực hiện tinh giản biên chế quy định ra sao?

- Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 2 Nghị định 29/2023/NĐ-CP do ngân sách nhà nước cấp.

Riêng đối với đối tượng là viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên theo quy định của Chính phủ thì kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế được lấy từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị.

Riêng người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được áp dụng chế độ, chính sách như công chức theo quy định của Chính phủ thì kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế được lấy từ kinh phí thường xuyên của cơ quan, tổ chức.

- Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 29/2023/NĐ-CP được lấy từ kinh phí thường xuyên hoặc từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị.

- Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 29/2023/NĐ-CP được lấy từ kinh phí thường xuyên của Hội bao gồm nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ chi thường xuyên, nguồn từ hội phí và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

- Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 18 Nghị định 29/2023/NĐ-CP được lấy từ nguồn thực hiện chính sách đối với lao động dôi dư của doanh nghiệp đó khi chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

- Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định khoản 4 Điều 18 Nghị định 29/2023/NĐ-CP được lấy từ kinh phí thường xuyên của Quỹ Tài chính nhà nước ngoài ngân sách.

Theo thuvienphapluat.vn
https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/ho-tro-phap-luat/tu-van-phap-luat/71684/nam-2024-vien-chuc-co-2-nam-lien-tiep-hoan-thanh-nhiem-vu-thi-co-tinh-gian-bien-che-duoc-khong
Copy Link
https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/ho-tro-phap-luat/tu-van-phap-luat/71684/nam-2024-vien-chuc-co-2-nam-lien-tiep-hoan-thanh-nhiem-vu-thi-co-tinh-gian-bien-che-duoc-khong
(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Năm 2024, viên chức có 2 năm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ thì có tinh giản biên chế được không?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO