Những người nên hạn chế ăn quả bơ

Thanh Thanh(Tổng hợp) 02/10/2024 06:31

Bơ là loại quả được nhiều người yêu thích vì tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được loại quả này.

Tác dụng của quả bơ

Bài viết của Lương y Trần Đăng Tài trên Báo Sức khoẻ và Đời sống cho biết, quả bơ không chỉ ngon miệng mà còn mang đến nhiều lợi ích như cải thiện sức khỏe tim mạch, cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa viêm nhiễm, ngừa loãng xương, bảo vệ thị lực... Dưới đây là những tác dụng của quả bơ đối với sức khoẻ:

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Bơ nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe tim. Carotenoids và phenolics giúp cải thiện lưu thông máu, và chế độ ăn nhiều bơ cũng giảm thiểu nguy cơ cholesterol cao.

Chống ung thư: Bơ chứa dưỡng chất thực vật, có thể làm giảm nguy cơ ung thư ăn kết hợp với các loại trái cây và rau quả khác.

Bảo vệ da và mắt: Bơ cũng chứa lutein và các chất khác có thể giúp làm chậm hoạt động suy giảm thị lực. Các hoạt chất trong bơ có tác dụng chống lại tác hại của tia cực tím, bảo vệ làn da.

Kiểm soát huyết áp: Hỗ trợ làm giãn mạch máu và giúp kiểm soát huyết áp rất tốt.

Bơ tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng ăn được
Bơ tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng ăn được

Nâng cao sức đề kháng của cơ thể: Cơ giúp cơ thể hấp thụ các chất chống oxy hóa trong các loại rau, và các loại quả khác.

Chống viêm: Axit oleic trong bơ là chất chống viêm rất hiệu quả.

Những người nên hạn chế ăn quả bơ

Quả bơ tuy tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được. Báo VnExpress dẫn lời BS.CK2 Huỳnh Tấn Vũ, Đơn vị Điều trị ban ngày, Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM - Cơ sở 3 cho biết những người dưới đây nên hạn chế ăn quả bơ.

Phụ nữ đang cho con bú

Ăn quá nhiều bơ có thể gây giảm tiết sữa và khiến trẻ nhỏ khó chịu. Do đó, chỉ nên ăn bơ ở mức độ vừa phải, không quá lạm dụng. Cần đảm bảo sự cân đối giữa việc bổ sung dinh dưỡng từ bơ và duy trì lượng sữa đủ cho con bú.

Người bệnh đường ruột

Người đau yếu hoặc đang gặp vấn đề đường ruột, ăn quá nhiều bơ có thể gây khó tiêu, đầy bụng và tiêu chảy. Nếu muốn, chỉ nên ăn 1/2 quả mỗi ngày để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Người bị dị ứng với các hợp chất của quả bơ

Người có cơ địa nhạy cảm thường dễ bị dị ứng sau khi ăn bơ. Bạn hãy chú ý đến các dấu hiệu như buồn nôn, da nổi mẩn ngứa, đau đầu, khó thở, chóng mặt sau khi ăn vì có thể là biểu hiện của phản ứng dị ứng.

Người đã biết mình bị dị ứng với một trong các thành phần của quả bơ cũng cần tránh ăn, bất kể ăn tươi hay đã qua chế biến. Việc này giúp tránh nguy cơ gây ra phản ứng dị ứng và đảm bảo sức khỏe.

Người có vấn đề liên quan gan

Do quả bơ chứa nhiều collagen nên khi không được tiêu hóa hoàn toàn có thể tích tụ và gây tổn thương tế bào gan. Đối với những người mắc bệnh liên quan gan, việc giới hạn tiêu thụ bơ là cần thiết để bảo vệ sức khỏe.

Người tiêu hóa kém

Bơ còn chứa lượng lớn chất béo và protein thực vật, tiêu thụ quá nhiều sẽ gây ra bệnh khó tiêu ở đường tiêu hoá.

Người bệnh tiểu đường

Bơ vẫn được cho là thực phẩm tốt cho người bệnh thái đáo đường vì bơ không chứa nhiều đường, tuy nhiên với người đái tháo đường nếu ăn một lượng bơ quá lớn mà trong bơ có một lượng lớn chất béo có thể chuyển hóa thành đường sau khi vào cơ thể nếu không tiêu thụ kịp thời có thể làm tăng chỉ số đường huyết do đó không nên ăn nhiều bơ.

Không ăn bơ đã để quá lâu

Theo Lương y Trần Đăng Tài, nói chung, nên ăn bơ đã cắt càng sớm càng tốt để tránh bị oxy hóa, ố vàng, mất chất dinh dưỡng, hư hỏng thực phẩm do thời gian bảo quản để quá lâu.

Như vậy, bơ rất giàu axit béo không bão hòa và nhiều loại vitamin, khoáng chất, có thể giúp giảm mức cholesterol, bảo vệ sức khỏe tim mạch và tăng cường khả năng miễn dịch. Đồng thời, bơ cũng có thể được sử dụng như một nguồn cung cấp chất béo lành mạnh trong chế độ ăn uống hợp lý sẽ tốt cho sức khỏe.

Thanh Thanh(Tổng hợp)
Theo vtcnews.vn
https://vtcnews.vn/nhung-nguoi-nen-han-che-an-qua-bo-ar899271.html
Copy Link
https://vtcnews.vn/nhung-nguoi-nen-han-che-an-qua-bo-ar899271.html
(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Những người nên hạn chế ăn quả bơ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO