Một chế độ ăn uống đảm bảo sẽ giúp bệnh nhân ung thư tăng cường sức khỏe, hạn chế suy nhược, mệt mỏi. Vì thế, thực phẩm có hương vị nhẹ nhàng, dễ tiêu hóa và giàu chất dinh dưỡng là một trong những lựa chọn tốt.
GS.TS Lê Thị Hương, Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện K chia sẻ trên báo chí, dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong chăm sóc người bệnh ung thư kể từ khi người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh.
Ung thư là một bệnh mạn tính, trực tiếp ảnh hưởng đến cơ quan khởi phát bệnh và có thể di căn đến các vị trí khác, gây ra một loạt các biến chứng, trong đó có tác động tiêu cực đến tình trạng dinh dưỡng.
Suy dinh dưỡng gặp ở người bệnh có thể là triệu chứng đầu tiên cho thấy sự hiện diện của bệnh lý ung thư. Đồng thời tình trạng dinh dưỡng kém cũng ảnh hưởng ngược lại đến đáp ứng điều trị, cách thức điều trị và chất lượng cuộc sống trên người bệnh.
Do vậy hỗ trợ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư với ý nghĩa hồi phục tình trạng suy mòn/suy dinh dưỡng, giúp ngăn ngừa các biến chứng và nguy cơ tử vong liên quan đến ung thư. Cùng với đó các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch… có thể khiến người bệnh ăn ít hơn và giảm cân.
Mục tiêu dinh dưỡng trong thời gian này là duy trì cân nặng lý tưởng và áp dụng một chế độ ăn cân đối, lành mạnh để cung cấp năng lượng, sửa chữa, phục hồi và điều trị bệnh. Dưới đây là một số khuyến nghị dinh dưỡng thực phẩm nên ăn trong quá trình hóa trị ung thư:
Trong một quả trứng (44 gam) chứa khoảng 6g protein và 4g chất béo. Chất béo giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, còn protein giúp xây dựng và duy trì khối lượng cơ, điều này đặc biệt quan trọng trong quá trình hóa trị.
Sự kết hợp của protein và chất béo trong trứng giúp bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết, làm dịu đi cơn mệt mỏi. Thêm vào đó, nhờ vào kết cấu mềm mịn của trứng rất thích hợp cho những bệnh nhân đang thực hiện hoá trị mà bị lở miệng.
Lưu ý, bạn nên luộc trứng kỹ để lòng đỏ và lòng trắng của trứng chín hoàn toàn, tránh gây ngộ độc thực phẩm.
Hạnh nhân là một nguồn giàu mangan và đồng, chiếm khoảng 27% và 32% giá trị dinh dưỡng hằng ngày, trên 1 ounce (28 gram).
Những khoáng chất này tạo thành superoxide dismutases và một số chất chống oxy hóa mạnh nhất trong cơ thể, giúp chống lại các gốc tự do gây hại cho tế bào.
Các loại rau củ họ cải, đặc biệt là bông cải xanh cung cấp một lượng đáng kể vitamin C rất quan trọng với hệ thống miễn dịch.
Thứ nữa, bông cải xanh còn chứa sulforaphane, một hợp chất thực vật có tác dụng cải thiện sức khỏe não bộ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sulforaphane giúp giảm viêm và bảo vệ tế bào não khỏi bị tổn thương, tác động tích cực đến sức khỏe.
Bánh mì trắng hoặc bánh quy giòn là lựa chọn tốt khi bạn đang bị tiêu chảy hay buồn nôn vì chúng dễ tiêu hóa.
Bánh quy giòn mặn đặc biệt hữu ích giúp bổ sung lượng natri bị mất do nôn mửa hoặc tiêu chảy.
Dinh dưỡng từ cá giúp những người đang thực hiện hoá trị cung cấp protein và axit béo omega-3. Omega -3 là chất béo quan trọng mà bạn phải bổ sung thông qua chế độ ăn uống của mình.
Chúng có đặc tính chống viêm và hỗ trợ sức khỏe não bộ. Thêm vào đó, ăn nhiều protein và thực phẩm giàu chất béo có lợi cho sức khỏe như cá có thể giúp bạn tránh giảm cân không tốt trong quá trình điều trị.
Cá hồi, cá thu, cá ngừ albacore và cá mòi chứa loại chất béo này đặc biệt cao. Những loại cá béo hơn như cá hồi và cá trích là nguồn cung cấp vitamin D, cần thiết hệ thống miễn dịch và xương. Trên thực tế, một miếng cá hồi nhỏ (170 gram) cung cấp 113% giá trị dinh dưỡng hằng ngày.
Hấp, rán hoặc nướng cá với nước cốt chanh. Sử dụng nhiệt kế để đảm bảo nhiệt độ đảm bảo là 145 ° F (63 ° C) - hoặc 165 ° F (74 ° C) nếu bạn đang đặt chế độ hâm nóng.
Cá là nguồn giàu axit béo omega-3 và vitamin D. Ngoài ra, ăn các thực phẩm giàu chất béo và protein như cá có nhiều axit béo omega-3 giúp ngăn ngừa giảm cân không tốt và vitamin D rất quan trọng đối với hệ thống miễn dịch. Nên ăn hai phần cá mỗi tuần.
Hạt bí ngô rất giàu chất béo, protein và chất chống oxy hóa như vitamin E, giúp chống viêm hiệu quả.