Ông Phạm Tiến Dũng- Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẳng định, ngành ngân hàng xác định đích đến là ngày 1/1/2025, dữ liệu tài khoản ngân hàng phải là dữ liệu sống.
Tại Hội thảo "Hà Nội - thành phố thông minh và hệ sinh thái ngân hàng mở" do báo Tiền Phong và Công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam tổ chức, ông Phạm Tiến Dũng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhấn mạnh: "Từ ngày 1/1/2025, tài khoản ngân hàng phải được cập nhật thông tin trùng khớp với dữ liệu căn cước công dân. Dữ liệu này phải trùng khớp với cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư. Nếu tài khoản không xác thực sẽ bị dừng giao dịch".
Ông Dũng cũng đề nghị các lãnh đạo ngân hàng đẩy nhanh việc cập nhật dữ liệu thông tin trên các tài khoản ngân hàng. "Lấy đích ngày 1/12025, chúng ta hoàn toàn đảm bảo dữ liệu tài khoản của ngân hàng phải là dữ liệu sống. Dữ liệu này đối chiếu đầy đủ với căn cước công dân gắn chip. Điều này giúp chúng ta loại trừ, giảm thiểu việc cho thuê, cho mượn tài khoản ngân hàng góp phần ngăn chặn hành vi lừa đảo".
Theo ông Dũng, nếu tài khoản nào chưa được xác rthuNhân việc lừa Vị lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước yêu cầu dữ liệu tài khoản của Ngân hàng phải là dữ liệu sống. Điều này sẽ cùng hệ thống ngân hàng, chống lừa đảo.
Cũng tại hội thảo, ông Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước cho biết, theo báo cáo tổng kết tình hình An ninh mạng Việt Nam năm 2023 do Công ty Công nghệ An ninh mạng Quốc Gia Việt Nam NCS thực hiện cho thấy, năm 2023 đã ghi nhận 13.900 vụ tấn công mạng vào các tổ chức tại Việt Nam, trung bình mỗi tháng xảy ra 1.160 vụ, tăng 9,5% so với năm 2022. Các mục tiêu chịu nhiều cuộc tấn công nhất trong năm qua là các cơ quan chính phủ, hệ thống ngân hàng, tổ chức tài chính, hệ thống công nghiệp và các hệ thống trọng yếu khác. Theo Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05 - Bộ Công an), số lượng và hình thức các cuộc tấn công mạng ngày càng gia tăng, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Năm 2023, tổng số tiền người dân bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt trên mạng khoảng 8.000 - 10.000 tỷ đồng, tăng 1,5 lần so với năm 2022.
Trước số lượng vụ lừa đảo trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng gia tăng, kể từ ngày 1/7/2024, theo Quyết định 2345, tài khoản ngân hàng buộc phải xác thực sinh trắc học khi thực hiện chuyển khoản với giá trị trên 10 triệu đồng một lần hoặc trên 20 triệu đồng một ngày.
Ông Tuấn cho biết, kết quả tích cực sau khi thời điểm thực hiện xác thực sinh trắc học, đó là số lượng các vụ lừa đảo trong tháng 8 giảm so với trung bình 7 tháng đầu năm. Tổng số tiền người dân bị các đối tượng lừa đảo chiểm đoạt cũng giảm mạnh.
Vụ trưởng Vụ Thanh toán nhấn mạnh, thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục triển khai thực hiện các quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân người dùng; đặc biệt là tuân thủ các quy định vừa có hiệu lực từ ngày 1/10/2024. Người tiêu dùng phải ý thức được việc bảo vệ dữ liệu cá nhân của mình, không cung cấp cho các bên không đáng tin cậy để hạn chế tình trạng lừa đảo, gian lận…