'Mang' phiên chợ quê xuống miền biển với giá 0 đồng, người dân, du khách thích thú với đặc sản vùng cao

Hết cảnh ‘chen chúc’ bắt xe về quê ăn Tết 28/12/2024 11:22

Những ngày Tết Dương lịch đang cận kề, rất nhiều đặc sản miền núi như món thắng cố, món mèn mén của người Mông, thịt trâu gác bếp, bánh gio của người Tày đã có mặt ở miền biển Quảng Ninh với giá dùng thử là 0 đồng.

Ngày 27/12, thông tin tới phóng viên Chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức khỏe và Đời sống), bà Mai Thúy Hằng – đại diện Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh Hà Giang, các ẩm thực đặc trưng của người đồng bào dân tộc đang được quảng bá, giới thiệu tại miền biển  Quảng Ninh, nhằm  kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm.

Theo chị Hằng: "Các sản phẩm ẩm thực chúng tôi mang tới, giới thiệu với người dân và du khách đều là ẩm thực đặc sắc của bà con các dân tộc sinh sống tại vùng cao Hà Giang, như: Món gà xương đen, món thắng cố, món mèn mén, thịt trâu gác bếp, bánh gio, xôi ngũ sắc…".

'Mang' phiên chợ quê xuống miền biển với giá 0 đồng, người dân, du khách thích thú với đặc sản vùng cao- Ảnh 2.
Bà Mai Thúy Hằng – đại diện Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh Hà Giang và gian hàng giới thiệu sản phẩm ẩm thực đặc sắc nhằm kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm.

Chị Hằng cho biết: "Chúng tôi đưa các món ẩm thực này vừa quảng bá, giới thiệu tại Liên hoan ẩm thực Quảng Ninh 2024. Tại đây, chúng tôi tham gia cuộc thi gian hàng  ẩm thực Hà Giang và giới thiệu tới từng thực khách để người dùng có nhiều trải nghiệm độc đáo với hương vị của thực phẩm nơi núi rừng".

"Một mâm cỗ đủ đầy các đặc sản đặc sắc, bao gồm món gà xương đen. Gà xương đen được bà con người Mông ở xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ nuôi theo phương pháp thả rông, ăn rau cỏ, chạy bộ và đây một loại đặc sản nổi tiếng của Hà Giang. Ngoài ra, có món thắng cố, món  mèn mén của người Mông; thịt trâu gác bếp, bánh gio của người Tày và cuối cùng là món xôi ngũ sắc của người Tày. Đây là món ăn không thể thiếu mỗi khi gia đình người Tày tiếp khách quý đến thăm nhà", chị Hằng cho hay.

'Mang' phiên chợ quê xuống miền biển với giá 0 đồng, người dân, du khách thích thú với đặc sản vùng cao- Ảnh 3.
Cận cảnh các món đặc sản miền núi như món thắng cố, món mèn mén của người Mông, thịt trâu gác bếp, bánh gio của người Tày... đã có mặt ở miền biển Quảng Ninh với giá dùng thử là 0 đồng... Ảnh: NVCC

Cũng theo chị Hằng: "Vì các sản phẩm chúng tôi mang tới liên hoan lần này đều là ẩm thực của bà con các dân tộc sinh sống tại vùng cao Hà Giang nên rất bất ngờ là hoạt động thuyết trình ẩm thực

Được biết, Liên hoan ẩm thực Quảng Ninh 2024 kéo dài từ nay đến hết ngày 29/12/2024, với nhiều chuỗi hoạt động, như: Các chương trình nghệ thuật, trình diễn nghệ thuật chế biến ẩm thực, pha chế cocktail đặc sắc của các đầu bếp, nghệ nhân nổi tiếng;

'Mang' phiên chợ quê xuống miền biển với giá 0 đồng, người dân, du khách thích thú với đặc sản vùng cao- Ảnh 4.
Đại diện các đơn vị nhận giải cuộc thi trình diễn nghệ thuật chế biến ẩm thực tại Liên hoan ẩm thực Quảng Ninh 2024. Trong đó, gian hàng ẩm thực của tỉnh Hà Giang đoạt giải Thuyết trình hay nhất tại Liên hoan ẩm thực năm 2024.

Chương trình trưng bày, giới thiệu ẩm thực và các sản vật, đặc sản truyền thống tiêu biểu của Quảng Ninh và các tỉnh, thành phố đại diện 3 miền Bắc - Trung - Nam tại 200 gian hàng.

Trong chuỗi các hoạt động tại liên hoan, điểm nhấn năm nay là những phiên chợ quê, nơi tái hiện không gian văn hóa dân gian gắn liền với các đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Quảng Ninh.

Cùng thời điểm, chương trình Festival nông sản, sản phẩm làng nghề Hà Nội cũng đang diễn ra tại nhiều địa điểm trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

'Mang' phiên chợ quê xuống miền biển với giá 0 đồng, người dân, du khách thích thú với đặc sản vùng cao- Ảnh 5.
Cùng thời điểm, tại khu vực vườn hoa Lạc Long Quân (quận Tây Hồ), chương trình Festival nông sản, sản phẩm làng nghề Hà Nội đang giới thiệu, bày bán hơn 1.000 dòng sản phẩm, thực phẩm chế biến, sản phẩm OCOP tiêu biểu, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống của thành phố Hà Nội và 25 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Đơn cử tại khu vực  vườn hoa Lạc Long Quân (đoạn Lạc Long Quân – Nguyễn Hoàng Tôn – Võ Chí Công), người dân và du khách được trải nghiệm với hơn 1.000 dòng sản phẩm, thực phẩm chế biến, sản phẩm OCOP tiêu biểu, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống của thành phố Hà Nội và 25 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Chương trình kéo dài đến hết ngày 30/12. Sự kiện xúc tiến thương mại nông nghiệp này sẽ hỗ trợ các đơn vị sản xuất, kinh doanh trưng bày, giới thiệu mặt hàng nông sản, thực phẩm chế biến, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống tiêu biểu của địa phương, qua đó quảng bá thương hiệu tới các thị trường trong nước và quốc tế.

Theo Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Huyền Anh, Liên hoan ẩm thực năm 2024 có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với sự thu hút của 130 đơn vị thuộc 32 tỉnh, thành phố đại diện ba miền Bắc - Trung - Nam tham gia; số lượng gian hàng đã vượt kế hoạch đề ra. Trong đó, riêng tỉnh Quảng Ninh có 65 đơn vị, doanh nghiệp đăng ký gần 130 gian hàng.

Theo báo cáo của Sở Du lịch, năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thành mục tiêu đón 19 triệu lượt khách (bao gồm 3,5 triệu lượt khách quốc tế), mang lại tổng doanh thu ước đạt là 46.460 tỷ đồng. Trong đó, 9 tháng năm 2024, tỉnh đón hơn 80% lượng khách của cả năm.

Theo đó, ngành du lịch Quảng Ninh đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, mang lại hiệu quả cao như xúc tiến du lịch; khai thác thế mạnh du lịch biển đảo, văn hóa, lịch sử và tâm linh và đặc biệt duy trì kết nối các tuyến du lịch tàu biển đón khách từ châu Âu, châu Mỹ, châu Á...

Năm 2025, tỉnh Quảng Ninh đặt ra mục tiêu đón 20 triệu lượt khách (bao gồm 15,5 triệu lượt khách du lịch nội địa và 4,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế). Để hoàn thành mục tiêu này, tỉnh triển khai Đề án Phát triển Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch kết nối với khu vực và quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Hết cảnh ‘chen chúc’ bắt xe về quê ăn Tết