Rao bán điện thoại, laptop giá rẻ qua mạng để chiếm đoạt tiền

Hoàng Dũng 29/12/2023 11:41

Dù không có các sản phẩm điện thoại, laptop, Phạm Trung Anh vẫn tiếp tục đặt vấn đề chào bán cho các bị hại để nhận trước tiền đơn hàng rồi chiếm đoạt sử dụng vào mục đích cá nhân.

Qua nắm tình hình trên không gian mạng, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an tỉnh Thừa Thiên Huế) phát hiện các tài khoản mạng xã hội Facebook "Ori Phạm", "Trung Anh" thường xuyên đăng tải các bài viết rao bán các thiết bị điện tử nhãn hiệu nổi tiếng với giá thấp hơn giá thị trường từ 1-1,5 triệu đồng trên các hội nhóm Facebook như "Mua bán điện thoại ở Huế", "Gala sale in Huế".

Nhận thấy đây là thủ đoạn thường được các đối tượng sử dụng trên không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ngày 12/12, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Công an phường 1 (Quận 8, TP. Hồ Chí Minh) triệu tập đối tượng Phạm Trung Anh (SN 1996, trú phường Hương Sơ, TP Huế) đến làm việc.

Rao bán điện thoại, laptop giá rẻ qua mạng để chiếm đoạt tiền- Ảnh 1.

Công an lấy lời khai đối với Phạm Trung Anh.
Qua đấu tranh, Anh khai nhận, tháng 8/2022, do kinh doanh thua lỗ dẫn đến nợ nần số tiền hơn 1 tỷ đồng nên đã đi vay mượn của nhiều người và mất khả năng chi trả. Đầu tháng 4/2023, đối tượng đăng tải trên mạng xã hội tìm kiếm khách hàng để giới thiệu nguồn hàng gồm các thiết bị điện tử của Apple như Macbook, iPhone, iPad,… bán giá rẻ hơn thị trường.Do có quen biết với quản lý các cửa hàng FPT shop, Thế giới di động nên đối tượng liên hệ lấy hàng trong các đợt khuyến mãi và cung cấp hàng cho các khách hàng. Trong thời gian đầu, việc mua bán giữa Phạm Trung Anh với khách hàng diễn ra bình thường, trả các đơn hàng đầy đủ.Giữa tháng 5/2023, do áp lực từ các chủ nợ và không thể lấy nguồn hàng giá rẻ như trước đây, Phạm Trung Anh nảy sinh ý định lừa đảo chiếm đoạt tiền của người khác bằng hình thức tạo ra luồng tiền từ nhiều người mua bằng cách hạ giá rẻ hơn giá do đối tượng mua từ cửa hàng FPT và Thế giới di động.Sau đó, đối tượng sử dụng tiền của người này gối nợ, trả tiền đặt cọc hàng của người kia, đồng thời bảo đảm tính liên tục, xoay vòng về tiền và hàng để tạo sự tin tưởng nhằm mục đích sử dụng số tiền cọc để trả nợ cá nhân.Ngày 9/6, mặc dù không có nguồn hàng và còn nợ đơn hàng của nhiều khách hàng, Phạm Trung Anh vẫn tiếp tục đặt vấn đề chào bán thêm cho các nạn nhân để nhận trước tiền đơn hàng. Số tiền này đối tượng không sử dụng để đặt mua hàng mà trả các khoản nợ của cá nhân. Tổng số tiền đối tượng chiếm đoạt của các bị hại là hơn 1 tỷ đồng.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Phạm Trung Anh và đang tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi và các đối tượng liên quan.

Rao bán điện thoại, laptop giá rẻ qua mạng để chiếm đoạt tiền- Ảnh 2.

Công an lấy lời khai đối với Phan Huỳnh Quỳnh Như.
Cũng liên quan đến thủ đoạn lừa đảo qua mạng, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an tỉnh Thừa Thiên Huế) sau khi nhận được trình báo từ một người dân về việc bị người không rõ danh tính sử dụng các tài khoản zalo giả danh người thân lừa đảo qua mạng internet rồi chiếm đoạt số tiền hơn 800 triệu đồng đã điều tra làm rõ Phan Huỳnh Quỳnh Như (SN 1997, trú tại phường Phường Đúc, TP Huế) là người liên quan vụ việc.Cụ thể, Phan Huỳnh Quỳnh Như nhận định bị hại là người có điều kiện, nhiều tài sản và đặc biệt có mối quan hệ với những thân ở nước ngoài nên đối tượng tạo lập nhiều tài khoản mạng xã hội giả danh những người này sau đó nhắn tin mượn tiền.Trong các ngày từ 21/11 đến 1/12 với nhiều lý do khác nhau như "gia đình về Việt Nam không đem tiền mặt", "mượn tiền để cho gia đình sử dụng", "mượn tiền để chữa bệnh tại TPHCM"…Phan Huỳnh Quỳnh Như liên hệ và yêu cầu bị hại chuyển tiền, sau đó chiếm đoạt.Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, thời điểm giáp tết Nguyên đán 2024, tình hình tội phạm lợi dụng không gian mạng để hoạt động phạm tội tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp với nhiều phương thức và thủ đoạn tinh vi.Để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh xử lý đối với các hoạt động liên quan, cơ quan chức năng khuyến cáo người dân không chuyển tiền cho bất kỳ người nào qua mạng xã hội, mạng viễn thông khi chưa xác thực rõ thông tin. Không nhấp, truy cập vào các đường dẫn (đường link) lạ.Người dân không cung cấp các thông tin bảo mật của tài khoản ngân hàng, tài khoản mạng xã hội gồm tên đăng nhập, mật khẩu đăng nhập, mã xác thực OTP. Không mua, bán hoặc cho mượn giấy tờ tùy thân, tài khoản, thẻ ngân hàng.Ngoài ra, không đầu tư tiền ảo, đầu tư vào các sàn đầu tư tài chính trái phép hoặc các dự án không rõ nguồn gốc. Không nên vay tiền từ các ứng dụng (app), website để tránh bị lừa đảo hoặc vay lãi nặng."Mỗi người cần chia sẻ những thủ đoạn phạm tội của tội phạm cho người thân, hàng xóm. Theo dõi, nghiên cứu các phương thức thủ đoạn của tội phạm trên mạng internet để đề phòng. Kịp thời, thông báo cho cơ quan Công an gần nhất khi phát hiện hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản", Công an tỉnh Thừa Thiên Huế khuyến cáo.

Giả mạo Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảoGiả mạo Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảoSKĐS - Đánh vào tâm lý những người từng bị lừa đảo mong muốn lấy lại số tiền đã mất, các đối tượng đã giả danh cán bộ An ninh mạng để lừa đảo.

Xem thêm video đang được quan tâm:


(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Rao bán điện thoại, laptop giá rẻ qua mạng để chiếm đoạt tiền
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO