GĐXH – Không chỉ là rau, rau ngải cứu còn là dược liệu quý tốt cho xương, chữa bệnh đường hô hấp trên. Khi rau ngải cứu kết hợp với thứ này càng hiệu quả bất ngờ.
Ngải cứu là một loại rau rất dễ trồng. Theo BSCKI. Dương Ngọc Vân (Bệnh viện Đa khoa Medlatec), nhờ nhiều chất có lợi cho sức khỏe và hàm lượng tinh dầu tương đối lớn, ngải cứu được dùng như dược liệu quý.
Trong các bài thuốc chữa bệnh thông thường, ngải cứu vẫn được dùng. Đặc biệt ngải cứu có tác dụng tốt với chướng bụng, tiêu chảy, cầm máu, điều hòa kinh nguyệt, chữa đau đầu… Ngải cứu với vị thơm, hơi đắng được dùng là một loại rau ăn thường ngày của nhiều gia đình.
Ngải cứu khi kết hợp với một số món ăn sẽ mang lại nhiều tác dụng không ngờ đối với sức khoẻ. Một trong những công dụng tuyệt vời của ngải cứu là tốt cho xương khớp nhờ tính ấm.
Ngải cứu dùng giúp lưu thông khí huyết, tăng cường khả năng lưu thông máu, tốt cho hệ xương khớp, giảm đau, kháng viêm, nhất là với những người bị gai cột sống, thấp khớp.
Trường hợp bị ho khan, cảm mạo, đau họng, mọi người có thể dùng ngải cứu kết hợp với một số loại thảo dược khác như khuynh diệp, lá bưởi… Mọi người có thể dùng đun nước uống hoặc xông ngải đều rất tốt với những trường hợp này.
Ngoài ra, ngải cứu còn có rất nhiều tác dụng khác với sức khỏe. Đây là một thực phẩm rau sạch có thể chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng với sức khỏe.
Dùng canh ngải cứu nấu thịt nạc rất tốt để chữa các bệnh của phụ nữ như khí hư, kinh nguyệt không đều, đau bụng do lạnh… Mọi người có thể dùng thường xuyên.
+ 300gr lá ngải cứu non
+ 200gr thịt nạc
+ ít gừng thái sợi nhỏ
+ Gia vị muối, mì chính, dầu ăn…
- Thịt nạc băm nhỏ ướp thêm một ít tinh bột để cho thịt mềm hơn hoặc cho thêm chút rượu trắng để khử mùi trước khi nấu, thêm một chút dầu, muối ướp.
- Lấy lượng nước vừa đủ ăn đun sôi, sau cho thịt nạc và gừng thái nhỏ đun sôi. Khi
thịt được nấu chín kỹ, cho rau ngải cứu đã rửa sạch vào và nêm gia vị vừa ăn. Rau đổi màu, chín tới là được.
+ 50gr lá ngải cứu tươi
+ 100gr gạo tẻ
+ đường
+ lá lốt
Lá ngải cứu thái nhỏ, nấu lấy nước rồi cho gạo tẻ vào nhinh nhừ thành cháo. Khi ăn, mọi người cho thêm đường vừa phải và ăn nóng, chia 2 lần ăn sáng, trưa. Ăn liên tục 3 - 5 ngày cháo ngải cứu giúp hỗ trợ giảm đau thấp khớp, điều trị động thai.
Theo chia sẻ của chị Hòa Nguyễn, bánh khúc vỏ ngải cứu phù hợp cho những người đang cần ăn ngải cứu mà sợ đắng. Bánh ăn chấm mật mía càng ngon. Theo đó, chị hướng dẫn cách làm bánh như sau
- 500gr rau ngải cứu non
- 400gr bột nếp
- 300ml nước
- 200gr đỗ xanh bỏ vỏ
- Hành khô, hành tây, mỡ
- Gia vị: đường, mắm, muối.
- Lá chuối để gói bánh hoặc lá, giấy gì đó gói được mà không bị dính.
- Cách làm vỏ bánh bằng lá ngải cứu:
Chần sơ ngải cứu, sau đó vớt ra cho vào cối xay cùng 300ml nước + 10gr đường + 1 thìa cafe muối. Trộn đều phần ngải cứu xay này với 400gr bột nếp là xong phần vỏ, để 2 tiếng cho bột nghỉ, trong khi đó chúng ta đi làm nhân.
- Nhân bánh khúc vỏ ngải cứu:
Mọi người chuẩn bị 250g thịt ba chỉ cắt cỡ ngón tay. Ướp thịt với 2 thìa cà phê nước mắm ngon, mật mía, ít tiêu, hành tím đập dập khoảng 1 tiếng cho ngấm gia vị. Tiếp đó, cho hầm nồi áp suất 20 phút tới khi thịt hơi ngả vàng là được, bạn bỏ riêng thịt và nước.
200g đậu xanh không vỏ, ngâm 3 tiếng rồi đem hấp chín, đánh nhuyễn. Bạn cho thêm 1/2 muỗng cafe muối, 2 củ hành tím thái lát, toàn bộ nước thịt bên trên vào rồi trộn đều. Vo viên nhân đậu có bọc thịt ba chỉ theo sở thích.
- Thực hiện gói bánh:
Sau khi xong phần nhân và bột rồi thì chúng ta nặn bánh. Tiếp đó đem hấp 10-15p, có thể dùng xửng hấp cho nhanh.