Vừa nghỉ thai sản xong là nghỉ lễ liền thì có được hưởng lương ngày lễ không?

16/10/2024 16:33

Trường hợp lao động nữ vừa nghỉ thai sản xong thì nghỉ lễ liền, như vậy có được hưởng lương ngày lễ không? Pháp luật quy định thế nào về thời gian hưởng chế độ khi sinh con?

1. Vừa nghỉ thai sản xong là nghỉ lễ liền thì có được hưởng lương ngày lễ không?

Tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định đối với 06 dịp nghỉ lễ, tết bao gồm:

STT

Dịp lễ, tết

Thời gian được nghỉ

1

Tết Dương lịch(ngày 01/01 dương lịch)

01 ngày

2

Tết Âm lịch – Tết Nguyên đán

05 ngày

3

Ngày Chiến thắng (ngày 30/04 dương lịch)

01 ngày

4

Ngày Quốc tế lao động (ngày 01/05 dương lịch)

01 ngày

5

Quốc khánh (ngày 02/09 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau)

02 ngày

6

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (ngày 10/03 âm lịch)

01 ngày

Bên cạnh đó, pháp luật quy định về thời gian nghỉ hưởng chế độ khi sinh con tại khoản 1 và khoản 7 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 là 06 tháng. Nếu lao động nữ sinh đôi trở lên thì từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con sẽ được nghỉ thêm 01 tháng. Tuy nhiên, thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh con tối đa không quá 02 tháng. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Căn cứ theo quy định nêu trên, việc có được hưởng lương ngày lễ sẽ xác định dựa trên ngày kết thúc thời gian nghỉ thai sản. Trường hợp thời gian nghỉ thai sản kết thúc sau ngày nghỉ lễ thì người lao động sẽ không được hưởng lương ngày lễ. Nếu thời gian nghỉ thai sản kết thúc liền trước ngày nghỉ lễ thì ngày nghỉ lễ vẫn xem là ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 không phải ngày nghỉ thai sản nên vẫn tính lương ngày lễ.

Bộ luật Lao động và văn bản còn hiệu lực (Áp dụng năm 2024)
Tổng hợp biểu mẫu về quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH mới nhất
File Excel tính số tiền nhận bảo hiểm xã hội một lần trong năm 2024

Vừa nghỉ thai sản xong là nghỉ lễ liền thì có được hưởng lương ngày lễ không

Vừa nghỉ thai sản xong là nghỉ lễ liền thì có được hưởng lương ngày lễ không (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)

2. Quy định về ngày nghỉ hằng tuần theo pháp luật lao động

Theo Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 thì mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Công ty có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày đối với trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần. Theo đó, công ty có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.

Lưu ý: Đối với trường hợp ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động sẽ được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

3. Thời gian nghỉ dưỡng sức sau thai sản có được tính là thời gian trợ cấp thôi việc không?

Quý khách hàng xem chi tiết [TẠI ĐÂY].

4. Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai sản từ ngày 01/7/2025

Quý khách hàng xem chi tiết [TẠI ĐÂY].

5. Thời gian dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản của người lao động từ ngày 01/7/2025

Quý khách hàng xem chi tiết [TẠI ĐÂY].

6. Bố trí nghỉ 60 phút cuối ngày làm việc đối với lao động nữ nuôi con nhỏ

Quý khách hàng xem chi tiết [TẠI ĐÂY].

7. Lao động nam có thời gian nghỉ phép trùng với thời gian nghỉ thai sản có được chi trả chế độ thai sản trong thời gian nghỉ phép không?

Quý khách hàng xem chi tiết [TẠI ĐÂY].

Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con - Luật Bảo hiểm xã hội 2014

...

2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinah con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

a) 05 ngày làm việc;

b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

3. Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều này; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.

4. Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 của Luật này mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

5. Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng tham gia bảo hiểm xã hội mà không nghỉ việc theo quy định tại khoản 4 Điều này thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

6. Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

..

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vừa nghỉ thai sản xong là nghỉ lễ liền thì có được hưởng lương ngày lễ không?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO