Tài sản bảo đảm cho khoản cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước mới nhất

31/08/2024 13:30

Nội dung bài viết trình bày quy định về tài sản bảo đảm cho khoản vay đặc biệt theo quy định pháp luật có hiệu lực từ 01/7/2024.

Tài sản bảo đảm cho khoản cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước mới nhất

Tài sản bảo đảm cho khoản cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước mới nhất (Hình ảnh từ Internet)

Ngày 30/6/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 37/2024/TT-NHNN quy định về cho vay đặc biệt.

Tài sản bảo đảm cho khoản cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước mới nhất

Tại Điều 13 Thông tư 37/2024/TT-NHNN quy định về tài sản bảo đảm cho khoản vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước như sau:

- Khoản cho vay đặc biệt phải có tài sản bảo đảm theo thứ tự ưu tiên như sau:

+ Cầm cố: Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước; trái phiếu Chính phủ (gồm: tín phiếu Kho bạc, trái phiếu Kho bạc, trái phiếu công trình Trung ương, công trái xây dựng Tổ quốc, trái phiếu Chính phủ do Ngân hàng Phát triển Việt Nam (trước đây là Quỹ Hỗ trợ phát triển) được Thủ tướng Chính phủ chỉ định phát hành); trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn; trái phiếu Chính quyền địa phương trong Danh mục giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước;

+ Cầm cố trái phiếu được phát hành bởi ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (trừ các ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc);

+ Cầm cố trái phiếu được phát hành bởi tổ chức tín dụng không được kiểm soát đặc biệt (trừ ngân hàng thương mại quy định tại điểm b khoản 1 Thông tư 37/2024/TT-NHNN), trái phiếu được phát hành bởi doanh nghiệp khác.

- Trường hợp bên vay đặc biệt đã sử dụng hết tài sản bảo đảm quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 37/2024/TT-NHNN, bên vay đặc biệt có thể sử dụng các tài sản sau đây làm tài sản bảo đảm để vay đặc biệt, gia hạn thời hạn vay đặc biệt và không phải áp dụng các quy định tại khoản 4, 5 Điều 13 Thông tư 37/2024/TT-NHNN đối với các khoản vay đặc biệt còn dư nợ:

+ Thế chấp quyền đòi nợ;

+ Thế chấp khoản lãi phải thu.

- Giá trị tài sản bảo đảm:

+ Giá trị của các tài sản bảo đảm quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 37/2024/TT-NHNN được xác định theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 37/2024/TT-NHNN;

Phụ lục IV

+ Giá trị quy đổi của từng tài sản bảo đảm được xác định theo công thức sau:

TS =

GT

TL

Trong đó:

TS: Giá trị quy đổi của từng tài sản bảo đảm;

GT: Giá trị của từng tài sản bảo đảm được xác định theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 37/2024/TT-NHNN;

TL: Tỷ lệ quy đổi tài sản bảo đảm tương ứng với từng tài sản bảo đảm.

+ Tỷ lệ quy đổi tài sản bảo đảm (TL) được xác định như sau:

++ Đối với giấy tờ có giá quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 Thông tư 37/2024/TT-NHNN, TL bằng tỷ lệ tối thiểu giữa giá trị giấy tờ có giá và số tiền cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ;

++ Đối với tài sản bảo đảm quy định tại điểm b, c khoản 1, khoản 2 Điều 13 Thông tư 37/2024/TT-NHNN, TL bằng 120%;

+ Tại thời điểm đề nghị vay đặc biệt, gia hạn thời hạn vay đặc biệt, tổ chức tín dụng phải bảo đảm tổng giá trị quy đổi của các tài sản bảo đảm đủ điều kiện không thấp hơn số tiền đề nghị vay đặc biệt, đề nghị gia hạn thời hạn vay đặc biệt.

- Trường hợp có tài sản bảo đảm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 13 Thông tư 37/2024/TT-NHNN không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 37/2024/TT-NHNN dẫn đến tổng giá trị quy đổi của các tài sản bảo đảm đủ điều kiện thấp hơn số dư nợ gốc vay đặc biệt thì bên vay đặc biệt phải bổ sung, thay thế tài sản bảo đảm để tổng giá trị quy đổi của các tài sản bảo đảm đủ điều kiện không thấp hơn số dư nợ gốc vay đặc biệt.

- Việc bổ sung, thay thế tài sản bảo đảm quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư 37/2024/TT-NHNN được thực hiện như sau:

+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tổng giá trị quy đổi của các tài sản bảo đảm đủ điều kiện thấp hơn số dư nợ gốc vay đặc biệt, bên vay đặc biệt có văn bản đề nghị bổ sung, thay thế tài sản bảo đảm (đã có phê duyệt của Ban kiểm soát đặc biệt trong trường hợp bên vay đặc biệt là tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt), kèm theo Danh mục tài sản bảo đảm đề nghị bổ sung, Danh mục tài sản bảo đảm đề nghị thay thế theo Phụ lục IIIA ban hành kèm theo Thông tư 37/2024/TT-NHNN và gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh;

+ Trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị và Danh mục tài sản bảo đảm của bên vay đặc biệt quy định tại điểm a khoản 5 Điều 13 Thông tư 37/2024/TT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thực hiện hoặc phối hợp với đơn vị liên quan thực hiện các thủ tục bổ sung, thay thế tài sản bảo đảm để tổng giá trị quy đổi của các tài sản bảo đảm đủ điều kiện không thấp hơn số dư nợ gốc vay đặc biệt; trường hợp thay thế phải bảo đảm việc rút bớt tài sản bảo đảm không đủ điều kiện chỉ được thực hiện sau khi tài sản bảo đảm đủ điều kiện đã được bổ sung.

Xem thêm Thông tư 37/2024/TT-NHNN có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2024.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tài sản bảo đảm cho khoản cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO