Thời tiết thay đổi thất thường, bệnh cúm mùa tăng mạnh cần làm gì để phòng biến chứng?

14/03/2024 16:30

Bệnh cúm có thể tiến triển nặng với các triệu chứng như sốt cao, khó thở, tím tái, phù phổi do suy tim, thậm chí có thể gây tử vong nếu bạn chủ quan.

Cúm và các bệnh hô hấp tăng khi thời tiết thay đổi

Trong những ngày thời tiết chuyển mùa, nóng lạnh thất thường như hiện nay, ghi nhận tại nhiều bệnh viện, lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tăng 20-30% so với thời điểm trước Tết, trong đó, nhóm bệnh liên quan đến hệ hô hấp nhưcúm, viêm phổi, viêm phế quản… tăng gần gấp đôi. Rất nhiều người cao tuổi đi khám trong tình trạng khó thở, ho nhiều, hô hấp kém, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân chủ yếu bệnh hô hấp, đặc biệt bệnh cúm là do thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh, độ ẩm không khí thấp đột ngột. Cơ thể không thích ứng kịp thời khiến cho sự xâm nhập của vi rút cúm, tạo điều kiện thuận lợi mắc bệnh cúm.

Bệnh cúm khi nào nguy hiểm? Cần làm gì để phòng biến chứng? - Ảnh 2.
Ảnh minh họa

Dấu hiệu điển hình của bệnh cúm mùa

Trong thời gian ủ bệnh (khoảng 2 ngày), người bệnh thường có các biểu hiện ban đầu như sốt, có cảm giác ớn lạnh, nhức đầu, đau nhức cơ bắp, chóng mặt, ăn không ngon, mệt mỏi. Về sau, triệu chứng ngạt mũi, ho và chảy nước mũi xuất hiện. 

Ở trẻ nhỏ, triệu chứng đau tai, đau họng và sưng hạch, hoặc tiêu chảy, đau và nôn mửa có thể xảy ra. Nhìn chung, các triệu chứng lâm sàng của bệnh cúm thường giới hạn ở đường hô hấp trên.

Sau 5 ngày, sốt và các triệu chứng khác gần như biến mất nhưng ho và tình trạng mệt mỏi vẫn có thể còn kéo dài. Tất cả các triệu chứng và cảm giác mệt mỏi sẽ biến mất trong vòng 1 hoặc 2 tuần.

Cần làm gì để phòng biến chứng khi bị cúm?

Một số trường hợp bệnh cúm có thể tiến triển nặng với các triệu chứng như sốt cao, khó thở, tím tái, phù phổi do suy tim và có thể gây tử vong. 

Bệnh dễ chuyển thành ác tính đối với các trường hợp có tiền sử mắc các bệnh mạn tính, suy giảm đề kháng, miễn dịch như suy thận, đái tháo đường, người nghiện rượu, phụ nữ có thai, người già, trẻ nhỏ. 

Nếu có các biểu hiện bất thường cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế chuyên sâu để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh xảy ra các biến chứng đáng tiếc. 

6 cách phòng bệnh cúm mùa theo khuyến cáo của Bộ Y tế

Hiện nay đang là mùa đông xuân, thời tiết lạnh ẩm, ô nhiễm môi trường, tập trung đông người tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút cúm phát triển và lây lan. Để chủ động phòng chống cúm mùa, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau:

Bệnh cúm khi nào nguy hiểm? Cần làm gì để phòng biến chứng? - Ảnh 3.
Ảnh minh họa

1. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

2. Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng.

3. Tiêm vắc xin cúm mùa để tăng cường miễn dịch phòng chống cúm.

4. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết; Sử dụng khẩu trang y tế khi cần thiết.

5. Người dân không tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc kháng vi rút (như thuốc Tamiflu) mà cần phải theo hướng dẫn và có chỉ định của thầy thuốc.

6. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thời tiết thay đổi thất thường, bệnh cúm mùa tăng mạnh cần làm gì để phòng biến chứng?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO