Bác sĩ cho rằng nguyên nhân có liên quan đến việc bệnh nhân bị ung thư tuyến tụy là do thiếu vận động và ăn quá nhiều sản phẩm chế biến và thịt đỏ.
Một phụ nữ 50 tuổi (ở Trung Quốc) không hút thuốc hay uống rượu, không mắc bệnh mãn tính hay tiền sử gia đình, tuy nhiên gần đây, cô cảm thấy khó chịu và bụng luôn có cảm giác căng tức trong suốt 1 tháng qua. Thậm chí, cô còn đột nhiên sụt 9kg nên đã đến viện khám.
Khi đi khám, kết quả nội soi dạ dày sơ bộ cho thấy dạ dày của cô "vỡ nhẹ". Nhưng siêu âm và chụp cắt lớp thêm cho thấy có một cái bóng dài 4cm trên tuyến tụy của người phụ nữ, vốn bị nghi ngờ là ung thư tuyến tụy.
Bác sĩ cho rằng chỉ số khối u của người phụ nữ CA19-9 (kháng nguyên carbohydrate 19-9) đạt hơn 200, gấp 7 lần giá trị bình thường, tức tương đương với bệnh đang ở giai đoạn giữa và cuối. Vì khối u khá lớn và gần với mạch máu, nếu không thể mạo hiểm phẫu thuật, bạn chỉ có thể sử dụng hóa trị trước, hy vọng khối u sẽ thu nhỏ lại.
Về lý do tại sao người phụ nữ không hút thuốc hay uống rượu, không mắc bệnh mãn tính hay tiền sử gia đình mà vẫn mắc bệnh ung thư tuyến tụy, bác sĩ cho rằng nguyên nhân có liên quan đến việc bệnh nhân thiếu vận động và ăn quá nhiều sản phẩm chế biến và thịt đỏ.
Giải thích về điều này, bác sĩ cho rằng thịt chế biến bao gồm giăm bông, thịt xông khói, thịt hộp... Vì có hương vị thơm ngon, dễ ăn nên được giới trẻ ưa chuộng hơn. Tuy nhiên, nó lại có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
So với thịt tươi, để kéo dài thời hạn sử dụng của thịt chế biến, nitrit thường được thêm vào trong quá trình sản xuất. Sau khi nitrit đi vào dạ dày sẽ phản ứng với protein trong dạ dày tạo ra chất nitrosamine gây ung thư, làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, ung thư tuyến tụy, ung thư đại trực tràng và các bệnh ung thư khác.
Hơn nữa, hàm lượng natri trong các sản phẩm thịt chế biến sẵn tương đối cao, chế độ ăn nhiều muối có thể gây tổn thương nhất định cho niêm mạc dạ dày và làm tăng nguy cơ ung thư.
Tuyến tụy là một cơ quan hình lá tạo ra các enzyme tiêu hóa và hormone như insulin. Tuyến tụy nằm ở vị trí bụng cao, gần các động mạch và tĩnh mạch chính.
Ung thư tuyến tụy phát triển thầm lặng bởi nó tấn công và phát triển rất lặng lẽ, đa phần người bệnh không phát hiện sớm bệnh ngay từ giai đoạn đầu. Khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường thì bệnh đã tới giai đoạn muộn.
Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ thấy các triệu chứng như: Đau bụng và lưng dưới, vàng da và vàng mắt, ngứa da lòng bàn tay, bàn chân, phân lỏng, có mùi, sụt giảm cân đột ngột, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, trầm cảm...
Ung thư tuyến tụy hiếm khi xảy ra trước tuổi 40, và hơn một nửa số ca ung thư biểu mô tuyến tụy xảy ra ở những người trên 70.
Các yếu tố nguy cơ gây ung thư tuyến tụy bao gồm hút thuốc lá, béo phì, tiểu đường, và một số bệnh về gen hiếm gặp. Theo thống kê, khoảng 25% số ca mắc bệnh liên quan đến hút thuốc, và 5–10% liên quan đến gen di truyền.
Ung thư tuyến tụy thường được chẩn đoán bằng kết hợp hình ảnh y khoa chẳng hạn như siêu âm hoặc chụp cắp lớp vi tính, xét nghiệm máu và kiểm tra mẫu mô.
Theo các chuyên gia y tế, bạn có thể không ngăn ngừa ung thư tụy, nhưng có thể chủ động làm giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư tụy, như:
- Không hút thuốc lá;
- Hạn chế thức uống có nồng độ cồn cao;
- Ăn nhiều trái cây tươi, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt…;
- Giảm lượng thịt đỏ, đường, thực phẩm chế biến sẵn;
- Hạn chế tiếp xúc với các hóa chất độc hại như Amiang, thuốc trừ sâu, hóa dầu; cần mang đồ bảo hộ cẩn thận khi hoạt động trong môi trường hóa nhất;
- Duy trì cân nặng phù hợp với thể trạng cơ thể, thường xuyên tập luyện thể thao phù hợp với sức khỏe;
- Tầm soát ung thư tụy định kỳ nếu bạn thuộc nhóm nguy cơ cao mắc ung thư tuyến tụy (tiền căn gia đình, đột biến gen đã biết…